Những loại cây để bàn đẹp, dễ chăm sóc

Thiên nhiên trong vườn nhà đã không còn là điều quá xa lạ bởi một không gian xanh mang lại cho chủ nhân của nó quá nhiều lợi ích. Trên xu hướng mọi sự vật khi được lựa chọn đều hướng theo thẩm mỹ thì cây để bàn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, guồng quay công việc khiến nhiều người không có điều kiện để chăm sóc các loại cây cảnh để bàn và đòi hỏi đặt ra là phải có những loại cây để bàn vừa đẹp và vừa dễ chăm sóc. Nắm bắt được nhu cầu này, hôm nay 1989 JSC sẽ giới thiệu đến bạn bảy loại cây để bàn đẹp, dễ chăm sóc, đáp ứng phần nào nhu cầu của xã hội hiện đại.

Ngày đăng: 28-11-2018

1,555 lượt xem

Hình 1

  1. Cây để bàn- Thiên nhiên ngay cạnh bạn:

Một không gian xanh- một văn phòng hiện đại là xu thế đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam và trên thế giới. Bởi lẽ, sự xuất hiện của những màu xanh trong không gian nhà ở và không gian văn phòng mang lại quá nhiều lợi ích cho chủ nhân sở hữu.

Nếu văn phòng của bạn có những chậu cây xanh để bàn, bạn sẽ cảm nhận rõ nét hơn hết thiên nhiên như đang ở gần bên mình. Giữa hàng tá giấy tờ bên những chiếc máy vi tính, dùng một chậu cây để bàn như một vật trung hòa, xoa dịu đi không khí căng thẳng vốn tồn tại trong giới văn phòng. Nếu giữa lúc ngột ngạt và khó chịu, có một chậu cây để bàn ngay bên cạnh, nhìn ngắm vẻ đẹp của nó sẽ giúp bạn thư giãn và giảm đi phần nào sự mệt mỏi đang tồn tại.

Hình 2. Cây để bàn trong văn phòng

Còn trong không gian nhà ở, một chậu cây để bàn bạn sẽ thấy nó khá nhỏ bé. Bạn nghĩ nó thực tế không lại nhiều giá trị và chậu cây để bàn với bạn chỉ là một vật dụng trang trí không hơn không kém. Nhưng bạn đã sai hoàn toàn, một chậu cây để bàn tuy nhỏ bé nhưng lại có nhiều công dụng hơn bạn tưởng.

Hình 3. Cây để bàn trong nhà ở

Trước hết, ngoài công dụng chính là dùng để trang trí, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà thì cây để bàn còn là vật giúp tạo sinh khí cho ngôi nhà của bạn. Một ngày làm việc mệt mỏi, về đến nhà và cảm nhận được sự tươi mới, trong lành thì còn gì tuyệt bằng. Vì thế, sở hữu cây để bàn như sở hữu thiên nhiên ở cạnh bạn!

  1. Những ưu thế chỉ có riêng ở cây để bàn:

Có thể bạn vẫn đang thắc mắc, tại sao bạn nên chọn cây để bàn mà không phải là những chậu cây có kích thước lớn hơn để trang trí cho không gian. Thật ra, mỗi loại chậu cây đều có những sự tiện dụng và lợi ích của riêng nó. Tuy nhiên, ở bài viết này, chúng tôi hướng đến những loại cây để bàn, bởi nhiều lí do.

Đầu tiên, cây để bàn là những loại cây có kích thước vừa phải, vì thế sẽ không chiếm quá nhiều diện tích khi bạn đặt để. Điều này sẽ vô cùng phù hợp nếu bạn sở hữu những không gian không quá lớn, cần những loại cây cảnh vừa phải để tiết kiệm diện tích không gian.

Hơn thế, cuộc sống luôn thay đổi, xu thế thẩm mỹ cũng ngày một khác đi. Với cây để bàn, bạn không mất quá nhiều công sức khi phải di chuyển và sắp xếp lại không gian. Đây là một sự tiện ích khiến bạn hoàn toàn chắc chắn khi sở hữu cây để bàn.

Ngoài ra, khi mua bất kì một sản phẩm nào, giá cả cũng là điều khiến bạn bận tâm nhất. Với cây để bàn, bạn không cần quá lo nghĩ về giá thành bởi hầu hết các loại cây để bàn đều có giá thành tương đối, phù hợp với nhiều người. Hơn thế, chậu sử dụng cho cây để bàn cũng là những loại chậu kích thước nhỏ, giá cả chắc chắn sẽ thấp hơn các loại chậu dùng cho các loại cây kích thước lớn.

Hình 4. Chậu cây để bàn nhỏ xinh

Và ngày nay, con người ngày càng bận rộn công việc, việc mang màu xanh vào không gian tuy được biết đến là mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng vẫn khiến nhiều người phải bận tâm lo nghĩ. Với khối lượng công việc quá nhiều, liệu khi trồng những loại cây thì sẽ có thời gian chăm sóc hay không. Giả sử mình có một ít thời gian mà những loại cây này lại quá khó chăm sóc thì phải làm thế nào.

Hãy yên tâm! 1989 JSC luôn quan tâm nắm bắt những nhu cầu của khách hàng. Vì thế, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số loại cây để bàn vừa bắt mắt lại vừa dễ chăm sóc, giúp bạn vừa có một không gian đẹp, lại giúp bạn giải quyết những khó khăn khi chăm sóc.

  1.  Môt số loại cây để bàn đẹp và dễ chăm sóc:
  1. Cây Cau tiểu trâm:

Cau tiểu trâm là loại cây có hình dáng nhỏ nhắn, thanh mảnh. Lá Cau tiểu trâm thường thon dài, nhọn và có màu xanh mướt vô cùng bắt mắt. Tuy có hình dáng nhỏ nhắn nhưng Cau tiểu trâm có khả năng chịu khắc nghiệt, thể hiện cho ý chí, sự quyết tâm và tinh thần không ngừng vươn lên trong cuộc sống.

Hình 5. Cau tiểu trâm nhỏ nhắn với những chiếc lá xanh mướt

Ngoài ra còn có Cau tiểu trâm thủy sinh, với loại này, Cau tiểu trâm sẽ phô bày được hết vẻ đẹp của bộ rễ, tạo thành điểm độc đáo riêng.

Ưu thế của Cau tiểu trâm chính là khả năng vừa có thể sống trong bóng râm và chịu được ánh sáng khá tốt. Nhiệt độ thích hợp cho Cau tiểu trâm sinh trưởng từ 17 – 250 C rất phù hợp với không gian văn phòng. Nhu cầu nước của Cau tiểu trâm cũng ở mức trung bình, vì vậy bạn chỉ cần tưới nước khi nhìn thấy đất trên bề mặt chậu vừa hơi khô. Với Cau tiểu trâm thủy sinh, bạn chỉ cần duy trì lượng nước khoảng ½ bộ rễ của cây, mỗi tuần thay nước 1 lần. Nếu bạn muốn có thêm nhiều chậu Cau tiểu trâm để trang trí thì cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tách bụi hoặc cây con trong chậu. Thật dễ dàng đúng không!

  1. Cây Kim ngân:

Cây Kim ngân được biết đến với tên cây bím tóc hay cây thắt bím bởi thân cây của nó được xoắn lại từ 3- 4 cây con rất dẻo dai giống như bím tóc, tạo thành một hình thù ngộ nghĩnh. Lá của cây Kim ngân có màu xanh quanh năm và xòe ra rộng như bàn tay, 5 lá bắt nguồn từ mỗi nhánh khác nhau tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Hình 6. Cây Kim ngân với hình thù độc đáo

Ngoài ra, cây Kim ngân cũng được ưu ái để dùng làm cây bonsai. Bởi nó dễ dàng nuôi được gốc lớn từ hạt, dễ dàng tạo dáng, khống chế được chiều cao cây và độ lớn của lá.

Hình 7. Cây Kim ngân để bàn dạng bonsai

Để tạo thêm sự khác biệt, bạn cũng có thể sử dụng cây Kim ngân trồng thủy sinh trong bình thủy tinh.

Hình 8. Cây Kim ngân thủy sinh

Cây Kim ngân sống được ở nhiệt độ 4-400C, tuy nhiên cây thích hợp nhiệt độ 18-260C, nên trong phòng điều hòa cây vẫn có thể sinh sống và phát triển được. Cây Kim ngân không chịu được ánh sáng trực tiếp quá lâu nhưng cây vẫn có thể phát triển trong nhà dưới ánh sáng đèn huỳnh quang.

  1. Cây Cọ ta:

Cây Cọ ta là loại cây thuộc họ dừa có lá mọc tập trung ở đỉnh, cuống lá dày, dài và có gai ở mép. Lá cây có màu xanh bóng, chia nhiều thùy sâu, các thùy mềm cong rũ xuống. Lá Cọ ta như một chiếc quạt với màu xanh mướt, thổi sức xanh đi khắp không gian của bạn.

Hình 9. Cây Cọ ta- Những chiếc quạt xanh

Cây Cọ ta phát triển với tốc độ trung bình khi chăm sóc trong văn phòng. Cây cũng rất dễ chăm sóc không cần tốn nhiều công sức, bạn chỉ cần tưới cây 2 lần/ tuần và mỗi lần khoảng không đến 1 ly nước là cây sẽ phát triển xanh tốt. Để cây luôn xanh tốt, giữ được màu sắc đẹp, cành mập thì 1 tháng có thể bón thêm phân (NPK,hữu cơ, vi sinh..) đồng thời sau một thời gian, bạn nên tỉa bỏ lá vàng để tạo độ thông thoáng cho cây.

  1. Cây Trầu bà đế vương đỏ:

Trầu bà đế vương đỏ gây ấn tưởng bởi màu sắc, nó mang trên mình màu đỏ từ khi nhỏ cho đến khi trưởng thành. Đối với cây non, lá cây mang màu đỏ tía, đến khi trưởng thành, lá đổi sang màu lục tía, cuống màu đỏ thẫm ôm lấy thân. Nhìn tổng thể, cây có 2 màu đỏ hài hòa bắt mắt người nhìn.

Hình 10. Trầu bà đế vương đỏ- Chuyên gia hấp thụ khí độc

Vì là cây chịu bóng bán phần nên bạn hoàn toàn yên tâm khi đặt Trầu bà đế vương đỏ dù bất kì vị trí nào trong không gian. Là loại cây thích hợp cho người bận rộn, Trầu bà đế vương đỏ không cần chăm sóc hay tưới tiêu quá nhiều, bạn chỉ cần tưới 1 lần/ngày vào những ngày nắng nóng, 3-4 ngày vào những ngày mát mẻ.

Cây ít bị sâu hại, bạn chỉ cần cắt bỏ những cành lá khô để tổng thể cây vẫn hài hòa.

  1. Cây Lan ý:

Cây Lan ý là loài hoa thân cỏ nhỏ, phát triển thành bụi nếu ở điều kiện thuận lợi sẽ sinh trưởng rất nhanh. Lá Lan ý có màu xanh thẫm, bóng, mướt và khá dày, trên mặt lá nổi những vết gân mờ màu xanh nhạt.

Hình 11. Cây Lan ý với những chiếc lá xanh mướt

Lan ý có thể sống trong điểu kiện ánh sáng huỳnh quang, nhưng lá cây sẽ xanh mướt hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Lan ý cũng không cần phải tưới quá thường xuyên, chỉ cần tưới khi đất khô và tưới vừa đủ ướt là được.

  1. Cây Lưỡi hổ:

Lưỡi hổ như những lưỡi giáo thẳng tắp, mặt lá nhẵn, màu xanh đậm. Viền lá không có gân, lượn sóng tạo nên vẻ mềm mại cho cây.

Hình 12. Cây Lưỡi hổ với dáng vấp mạnh mẽ

Cách chăm sóc cây Lưỡi hổ trong nhà thường rất đơn giản chỉ đơn giản là tưới nước, bón phân, trồng và làm sạch những chiếc lá, không quá khó đối với nhiều người. Cây Lưỡi hổ là loại cây sống bền trong nhà, cây có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ngoài trời. Lá cây Lưỡi hổ là nơi chứa rất nhiều nước cho cây vì thế lượng nước dư hoặc thiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây. 

  1. Cây Phú quý:

Cây Phú quý gây ẩn tượng bởi màu sắc độc đáo. Thân cây và viền lá có màu tía, lá cây xanh mướt với khuôn lá đẹp. Họa tiết đẹp mắt và bề mặt lá bóng bắt sáng là một điểm nhấn cho không gian. 

Hình 13. Cây Phú quý với màu sắc độc đáo

Cây Phú quý rất dễ chăm sóc với điều kiện ánh sáng thấp. Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới vừa đủ khi thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Khi đọc xong bài viết này, có phải bạn đang rất muốn sở hữu một chậu cây để bàn đúng không. Hãy tham khảo tại bancaynoithat.com để tìm cho mình những sản phẩm ưng ý nhất nhé.

Nguyễn Duy Khánh

xem thêm:

Những Loài Hoa Leo Đẹp - Dễ Trồng Và Chăm Sóc

Bố trí cây trong nhà dựa trên sự kết hợp của thuyết âm dương và ngũ hành

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html