Cây Cau Trắng "Vietchia merrillii" thuộc họ Cau (Arecaceae) là cây dễ trồng và chăm sóc, Cau trắng sống tốt ở nội thất lẫn ngoại thất. Khi được trồng và chăm sóc ở điều kiện tốt, cây Cau Trắng cùng thời điểm có thể cho ra nhiều buồng hoa liên tục
Ngày đăng: 05-08-2015
4,406 lượt xem
Cập nhật lần cuối lúc 09:30 ngày 29/05/2017
Cuộc sống bận rộn, mệt mỏi vời nhiều lo toan hằng ngày làm bạn mất thăng bằng, tinh thần sụt giảm. Bằng một vài chậu cây xanh, bạn có thể thu nhỏ thiên nhiên mang vào không gian sống - làm việc của mình giúp xua tan những căng thẳng, đem lại niềm vui và sinh khí tươi trẻ mỗi khi ngắm nhìn chúng.
Tuy nhiên, bạn băn khoăn không biết loài cây xanh nào sẽ phù hợp, bạn yêu thích nét văn hóa dân tộc Việt Nam nhưng đồng thời là một người hiện đại, năng động, thích mang đến những điều tươi mới. Nếu vậy, “Cau Trắng” - một loài cây đậm tính văn hóa nhưng lại pha trộn sự hiện đại thật độc đáo sẽ là ứng cử viên sáng giá cho bạn tô điểm không gian sinh hoạt & làm việc của mình.
Tên thường gọi: Cau Trắng, Cau Bẹ Trắng..
Tên khoa học: Vietchia merrillii
Họ thực vật: Arecaceae
Tên Tiếng Anh: Christmas Palm, Adonidia Palm
Nguồn gốc xuất xứ: Châu Á
Phân bố ở Việt Nam: rộng khắp cả nước
Giá tham khảo (click vào đây).
Liên hệ đặt hàng: 0906 776 232
Khi mọc hoang dã trong tự nhiên, Cau Trắng mọc đơn độc từng cây riêng lẻ. Nhưng khi đưa vào cảnh quan trang trí, tùy theo ý đồ có thể trồng cây Cau Trắng thành cụm khoảng 2-3 cây.
Cây Cau Trắng có thân hình trụ tròn vững chắc, khi phát triển thường cao khoảng 5 -7 m, thân tròn đều, các đốt sát nhau (chính là dấu vết của các bẹ lá rụng). Cây Cau Trắng có dạng lá kép lông chim ở đỉnh thân, màu xanh pha chút bạc, chiều dài lên đến 1,5 m. Lá phụ hẹp nhọn, cuống lá màu xanh trắng, đung đưa khi gặp gió rất đẹp.
Chúng ta đã biết có nhiều loài cau khác nhau như: cau kiểng vàng, cau kiểng đỏ, cau Nga mi, cau Sâm Banh, cau Tiểu Trâm…Theo đó, màu sắc của bẹ lá quyết định tên của loài cau ấy, thì Cau Trắng lại được gọi theo màu sắc của hoa lúc nở rộ. Khi được trồng và chăm sóc ở điều kiện tốt, cây Cau Trắng cùng thời điểm có thể cho ra nhiều buồng hoa liên tục. Mỗi buồng hoa gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh mang nhiều hoa, lúc hoa nở rộ thì nhị hoa phun ra tua tủa, cả bao hoa và nhị đều là một màu trắng xóa vô cùng đặc trưng
cây Cau Trắng - Adonidia Palm
Vẻ đẹp của loài Cau Trắng không chỉ nằm ở sắc trắng của buồng hoa và các quả non. Khi quả Cau Trắng phát triển lớn dần, vỏ quả chuyển dần sang màu đỏ chói vô cùng nổi bật. Có khi trên cây Cau Trắng, cùng lúc vừa có buồng hoa đang nở trắng xóa, vừa có buồng quả non trắng nõn nà và buồng toàn quả màu đỏ tươi.
Tán lá hình vòng cung rũ xuống kết hợp cùng màu sắc đặc trưng trắng nõn của buồng hoa, sắc đỏ của quả chín, Cau Trắng trở thành một loài cây trồng vô cùng hấp dẫn.
Việt Nam ở khu vực nhiệt đới, có khí hậu khá tương đồng với vùng đất sinh ra Cau Trắng, vì thế từ khi nhập về nước, Cau Trắng đã phát triển rộng khắp, đặc biệt là ở nhiều vùng đô thị
Cây cau trắng thường được trồng ở các biệt thự, các không gian mở của các khu văn hóa, các chung cư, các điểm văn hóa, khách sạn… Ngày nay chúng còn được trồng phổ biến ở các công viên, phân cách hoặc vỉa hè các tuyến đường . . Ngoài trồng ở ngoài đất, còn có thể trồng Cau Trắng trong chậu dùng để trang trí ngoại thất lẫn nội thất.
Giá tham khảo (click vào đây).
Liên hệ đặt hàng: 0906 776 232
Theo phong thủy xưa, khi xây cất nhà cửa đa phần đều chọn cửa chính hướng về Nam và các hướng cận Nam như Đông Nam, Tây Nam để đón gió mát và tránh nắng Lào nóng bức cũng cũng như gió Đông Bắc lạnh giá . Vì vậy, trước ngôi nhà nên những cây thân cột thẳng, điển hình là cây Cau Trắng để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được dáng vươn cao thẳng đẹp.
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại dù các ngôi nhà được thiết kế khác nhau, hướng cũng không còn là điều bắt buộc. Tuy nhiên những quan niệm này vẫn còn nguyên giá trị. Cây Cau Trắng có các đặc điểm như thân cây cao thẳng, tán lá cong , ít rụng lá thì còn có những chùm quả mang sắc đỏ xum xuê, hoa cau trắng muốt thơm ngát… Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Nếu là người Việt Nam, chắc hẳn không ai là không biết đến hình ảnh cây cau xuất hiện trong các truyện cổ, điển hình là “Sự tích trầu cau”.
Sau khi chết, người anh trong câu chuyện đã hóa thân thành cây Cau to lớn vững chãi, là chỗ dựa vững chắc cho dây trầu (người vợ) đồng thời tỏa bóng mát cho tảng đá vôi (người em trai), thể hiện sự yêu thương, gắn bó son sắt giữa các thành viên trong một gia đình. Vì lẽ đó, trồng Cau Trắng trong sân vườn hay không gian nhà ở, ai cũng ít nhiều mong cho gia đình mình luôn thương yêu và hạnh phúc bên nhau.
Trong văn hóa Việt Nam, trầu cau không đơn thuần chỉ là một thói quen, tập tục mà còn là yếu tố tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm khiến người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong mọi đám cưới, mở ra cuộc sống hạnh phúc lứa đôi.
Do có nguồn gốc nhiệt đới nên Cau Trắng yêu cầu điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhiều sáng để phát triển, vì vậy khi dùng Cau Trắng làm cây cảnh trong nhà cần có sự can thiệp kỹ thuật. Cau Trắng là loại cây chịu điều kiện khô hạn khá tốt song khả năng ra lá sẽ kém, thân trở nên nhỏ, ít đẻ nhánh.
Cau Trắng không yêu cầu quá khét khe về điều kiện đất đai, chúng có thể sống trên nhiều nền đất khác nhau, miễn là đất có đủ ẩm ướt hoặc không quá khô hạn.
Cau Trắng là loại cây dễ sống nên có thể trồng ở các thời điểm trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm trong điều kiện nước ta, khi mà cây đang ở điều kiện sinh trưởng mạnh.
Khi trồng trên đất hay trong chậu cần chú ý bón phân lót trước khi trồng, lấp đất ở gốc không quá sâu để tránh cây bị nghẹn, sinh trưởng kém và không ra nhánh. Trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và cần làm chặt gốc để cây chắc chắn không bị đổ.
Sau khi trồng cần tưới nước mỗi ngày 1 lần để cho đất đủ ẩm, những cũng cần tránh trường hợp đất bị quá ẩm hay bị sũng nước trong thời gian khoảng 2 tuần khi cây bén rễ vào đất.
Cau Trắng dễ bị các bệnh như rệp sáp, rệp phần ốc vảy… Nếu cây mắc phải các loại vi khuẩn sâu hại trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.
Ngòai ra ở những cây Cau Trắng trưởng thành, ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ợ bẹ non của ngọn cau. Dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v… (có hướng dẫn liều lượng ở nhãn, bao bì) phun xịt.
Để hạn chế bớt các nguy cơ bệnh hại trên Cau Trắng, ta cần phòng trừ bằng cách chú ý các nguyên tắc trong quá trình chăm sóc:
- Cau Trắng cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không nên đặt ở nơi thiếu ánh sáng hay ánh sáng yếu.
Nếu phải để trong môi trường nội thất thì cần chọn nơi có ánh sáng hoặc cần mang cây ra phơi nắng hàng tuần, nếu không thì bản lá sẽ mỏng, cây sẽ sinh trưởng yếu và kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và dẫn đến chết cây.
- Thường thì định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng hay phân NPK tổng hợp để thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.
Giá tham khảo (click vào đây).
Liên hệ đặt hàng: 0906 776 232
Cau Trắng chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo ra cây con, thường thì ở miền Nam Việt Nam có điều kiện thuận lợi để cây cho hoa và làm quả nên phần lớn hạt giống thường được ươm tại đây.
Để nhân giống cần chọn những quả già trên những cây khỏe (thường là quả ở cây có tưởi từ 2 năm trở lên), khi mà vỏ quả đã có màu nâu vàng và hơi khô để đem đi trồng.
Lấy hạt khô từ các quả này ngâm trong nước từ 10 – 12 giờ sau đó mới ủ ở nơi ấm để khi gieo hạt mọc nhanh hơn.
Phạm Lê Duy Thông
Xem thêm:
Thứ 2 - 6
- Sáng: 07:30 - 11:30
- Chiều: 13:00 - 17:00
Thứ 7
- 07:00 - 11:30
Tổng truy cập 5,616,302
Đang online33
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn