Top Những Loại Cỏ Phủ Xanh | Dịch Vụ Cho THuê Cây Nội Thất

Công Ty Cổ Phần Thịnh An Gia xin giơi thiệu đến khách hàng top những loại cỏ phủ xanh tốt nhất hiện nay mà công ty chúng tôi đang cung cấp.

Ngày đăng: 06-03-2017

7,291 lượt xem

Top những loài cỏ phủ xanh khiến bạn không thể rời mắt

 

“Chẳng như hoa hồng, hoa cúc được bàn tay người chăm sóc, tỉa tót từng nhành cây ngọn lá. Ấy thế mà cỏ vẫn sống, tự tin ngẩng đầu mà sống. Cỏ cứ vươn mình đứng dậy bằng sức mạnh của thân hình mỏng manh.

Nhìn thấy cỏ người ta cảm nhận được sức sống tràn đầy ở đó…” Câu văn trên đã nói lên một phần những giá trị nội hàm của loài cỏ bé nhỏ ấy, không chỉ là cảnh quan, là màu xanh tươi đơn thuần mà còn là những vỗ về cả một tâm hồn dường như đang “lạc trôi” phương xa, quay về đón những giọt nắng đong đầy mỗi sáng.

Với mong muốn đem lại thật nhiều những niềm vui, những giá trị tuyệt vời mà cây cỏ đã và đang mang lại cho chúng ta, bancaynoithat.com xin được giới thiệu đến quý đọc giả một số loài cây cỏ phủ nền đang được khách hàng khá là ưa chuộng trên thị trường vì sức sống mãnh liệt, thích nghi cao và tạo ra những mảng xanh xum xuê trong không gian phố thị khói bụi và ồn ào này, khiến mọi người không thể rời mắt khi nhìn thấy chúng.

1. Cỏ Đậu Phộng (cỏ lạc)

Tên khoa học: Arachis pintoi

Tên khác: Đậu phộng kiểng, Hoàng lạc thảo, cúc đậu bò,…

     Gợi ý: Cỏ đậu phộng là một loài cây có nhiều công dụng: vừa giúp cải tạo đất, vừa làm phân xanhthức ăn cho gia súc.

Cỏ Đậu Phộng

 Cỏ đậu phộng luôn luôn xanh tốt, ra hoa màu vàng quanh năm nên có thể trồng làm thảm trang trí ở các công viên, đường phố, công sở… vừa có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt

 Cách chăm sóc: Cỏ đậu phộng dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, sinh khối lớn, có khả năng nhân giống vô tính. Khi trồng xen cỏ đậu phộng dưới tán cây ăn quả có khả năng sinh trưởng tốt, không cạnh tranh ánh sáng với cây trồng chính, cây sinh trưởng quanh năm nên duy trì độ che phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm cho khu vườn vào mùa khô. 

2. Cỏ Nhung

Tên khoa học: Zoysia japonoca

Cách chăm sóc: cây cần nhiều ánh sáng. Có thể chịu được lạnh và thiếu nước vào mùa đông. Sức đề kháng cao, khả năng chống chọi với các loại sâu bệnh tốt. Phát triển rất tốt vào mùa hè, phù hợp với khí hậu nước ta.

 Gợi ý: Cỏ nhung nhật được trồng làm trang trí nền, bò lan và tạo thành thảm, thường được trồng cho những sân vận động mini, những ô đất nhỏ trong khu vườn hoặc tạo thành những đồi cỏ…

3. Cỏ Mạch Môn (cỏ râu rồng)

Ophiopogon japonicus

 Tên gọi khác: Mạch môn, còn gọi là mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan, lan tiên,…

 Nguồn gốc: Tiếng Nhật là ryu-no-hige ("râu rồng") hay ja-no-hige ("râu rắn") là một loài thực vật trong Chi Mạch môn (Ophiopogon) có nguồn gốc từ Nhật Bản.

 Thảo dược:Trong y học cổ truyền Trung Hoa, củ của Ophiopogon japonicus, gọi là mạch môn đông, là một loại dược thảo có tác dụng tim mạch để bổ sung âm. Theo Chinese Herbal Medicine Materia Medica, loại dược thảo này có vị cam (ngọt), vi khổ (hơi đắng) và hàn (lạnh), có tác dụng với các kinh tâm (tim), phế (phổi), vị (dạ dày) và bổ âm, chữa ho, khô lưỡi, khô miệng và táo bón.

 Chăm sóc: Mạch môn được trồng làm cây cảnh khá đẹp. Nó có thể phát triển tốt khi đủ nắng hoặc có bóng râm một phần. Việc nhân giống được thực hiện bằng các chồi bên.

4. Hoa Mười Giờ:

Tên khoa học: Portulaca grandiflora

Tên dân gian: Cây có tên hoa mười giờ” có lẽ vì hoa chỉ nở khi nắng cao lúc đứng bóng khoảng “ mười giờ” rồi khép lại vào buổi chiều.

 Gợi ý: Cây hoa mười giờ được trồng như một loại cây cảnh, trồng thành thảm làm viền nền ở các công trình công cộng, bồn hoa, chậu kiểng…Cây còn rất thích hợp trang trí cho không gian sống xung quanh bạn như ban công, trồng trong chậu rồi treo lên.

 Thảo dược: Cây hoa mười giờ cũng là một phương thuốc thiên nhiên kỳ diệu và lành tính. Trong Đông y người ta cũng dùng nó trong điều trị một số bệnh như viêm họng, eczema, ghẻ, mụn nhọt…Từ xa xưa, dân gian đã dùng cây để chữa bỏng cực kỳ hiệu quả.

 Tốc độ sinh trưởng: nhanh

 Chăm sóc: là loài hoa ưa nắng, không chịu ngập nước. Chỉ cần ngắt một đoạn thân già, giâm vào đất ẩm là vài ngày sau cành sẽ tự mọc rễ và đâm ra thành cả một khóm hoa mười giờ.

5. Cỏ Lông Heo

 Tên khoa học: Zoysia Tenuifolia.

 Gợi ý: Là cây thân thảo bò sát đất, dùng trong các công trình phủ xanh diện tích lớn như bãi biển, các công viên, đập dốc,gạch trồng cỏ…

 Tốc độ sinh trưởng: nhanh

 Cách chăm sóc: Độ xanh của cỏ lông heo ở mức độ tương đối không xanh đậm mà hơi nhạt màu xanh lá cây, cây ưa ánh sáng đều, không thích hợp trồng trong bóng râm.

6. Cỏ lá gừng:

 Tên gọi khác: Cỏ lá tre, cỏ lá gừng thái

 Tên khoa học: Axonopus compressus

 Gợi ý: Cỏ lá gừng thường được trồng làm trang trí nền tại các công viên, hoa viên, các công trình phủ xanh khu công nghiệp, đường phố, bồn hoa đô thị, vườn biệt thự.

 Tốc độ sinh trưởng: nhanh

5

 Cách chăm sóc: Cỏ lá gừng là cây ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần, chịu nóng, hạn tốt, nhu cầu nước trung bình. Thích nghi tốt trên hầu hết các loại đất. Nhân giống từ hạt, giâm cành hoặc tách bụi.

7. Cỏ Xuyến Chi

 Tên gọi khác: Cúc mặt trời

 Tên khoa học: Wedelia trilobata

Với những bông hoa cúc xuyến chi vàng xinh, điểm xuyến trên nền lá phủ xanh góc vườn, ngăn chặn những loài cỏ dại khác phát sinh, giữ được độ ẩm cho mặt đất sẽ là một loại cỏ vô cùng duyên dáng cho khu vườn nhà bạn. Đây là loài cây khiến ta liên tưởng ngay đến hình tượng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, trong tác phẩm cùng tên của nhà văn nổi tiếng - Nguyễn Nhật Ánh.

 Chăm sóc: Cỏ xuyến chi cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, ưa khí hậu khô thoáng, nhiều nắng, nhu cầu nước thấp. Dễ nhân giống từ các đoạn thân, cành.

8. Cỏ Lan Chi:

Tên gọi khác: Cỏ Linh Chi

Tên khoa học: Dianella ensifolia

Cây cỏ Lan Chi có các lá uốn ngược lại màu xanh lá với các mép màu trắng ngà mảnh. Lá cây mảnh mai và thon dài với đầu nhọn, mịn như giấy, mịn màng và sáng bóng, xếp thành hai dãy và không cuống, giao động từ 10 – 40 cm chiều dài và rộng đến 1.5 cm. Bền trong không gian nội thất. Chịu bóng rất tốt. Ngoài khả năng phủ nền, Cỏ Lan Chi còn được áp dụng cho tường đứng, tường xanh rất phổ biến

Cỏ lan chi

Cây cỏ Lan Chi

9. Cây Hoa Sam

Cây Hoa Sam là một loại cây có hoa sặc sỡ, thân bò sát trên mặt đất. Cây hoa sam được sử dụng phổ biến để trồng phủ nền, trồng bồn hoa trang trí sân vườn.

Ngoài ra cây Hoa Sam còn được trồng chậu treo trang trí ban công, hiên nhà, vườn cảnh…

Tên thường gọi: hoa Sam, rau Sam, hoa Sam Nhật, Mười giờ cánh to

Tên khoa học: Portulaca oleracca L

Họ thực vật: Portulacaceae (Rau sam)

Hoa Sam

Sưu tầm và tổng hợp

Gin Rin

Xem thêm:
Phong thủy trong sân vườn.
Những cây nội thất cao cấp giảm Ung Thư.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html