Mỗi dịp tết đến xuân về, với công việc bận rội chúng ta thường quên đi việc chăm sóc cây cảnh trong nhà.
Ngày đăng: 11-02-2017
3,160 lượt xem
Từ xưa đến nay, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, chúng ta lại tất bật với việc mua sắm, dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thật chu tất để rước lộc đầu năm, mang may mắn cả năm. Không gian nhỏ không thể thiếu trong nhà, nơi bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn sau một ngày làm việc bận rộn.
Vườn ban công chắc hẳn là nơi bạn quan tâm mỗi ngày, đặc biệt vào dịp tết, các thành viên thường ra để đón khí xuân của trời, tùy thuộc vào diện tích, bạn có thể tạo ra không gian xanh đầy màu sắc, đáng yêu với những chậu hoa, gối, nến, vật dụng trang trí bên cạnh những bức tường bê tông xung quanh chúng ta.
Có thể tết là dịp bạn đặt nhiều tâm huyết, tạo ra một góc ban công thật lộng lẫy, hoành tráng, chỉ có thể từ những chậu hoa, nhưng hoa rồi cũng tàn nếu không biết cách chăm sóc bão dưỡng phù hợp. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn bí quyết chăm sóc một số chậu hoa treo ban công nhà sau tết, giữ cho niềm vui được trọn vẹn mỗi ngày.
1. Dạ yến thảo
Hiện nay trên thị trường, Dạ Yến Thảo có thể nói là loài hoa được ưa chuộng hàng đầu bởi vẽ đẹp của nó, màu sắc rự rỡ của hoa này sẽ làm cho mọi thứ trở nên tươi vui hơn và tạo được không khí hưng phấn trong mỗi con người.
Thông thường Dạ Yến Thảo có 2 loại là Dạ Yến Thảo đơn và Dạ Yến Thảo kép, đối với đặc điểm thân cành và độ rủ, có Dạ Yến Thảo đứng và Dạ Yến Thảo rủ. Phổ biến nhất trong các loại cây trồng treo ban công có lẽ là Dạ Yến Thảo rủ.
Dạ yến thảo là cây chịu nhiệt, khỏe và dễ sống, có thể chịu được nắng nóng hay rét đậm. Thời kỳ nở hoa dạ yên thảo từ tháng 5 – 10, nếu chăm sóc đầy đủ cây có thể ra hoa quanh năm hết đợt này sang đợt khác, ít tốn công chăm sóc, ít bị sâu bệnh tấn công.
Sau khi nở hoa vào dịp tết, nhận thấy cây già, để duy trì,chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn, bổ sung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại cho hoa sẽ tăng độ bền của cây, lưu ý Dạ Yến Thảo là loài cây ưa ẩm, phát triển mạnh nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.
Loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn. Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm (có thể dùng nước phân bón pha loãng). Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương. Tưới nước thường xuyên, vừa đủ chúng ta sẽ giữ được chậu hoa Dạ Yến Thảo tươi đẹp như lúc ban đầu.
2. Hoa Mười giờ
Loài hoa quen thuộc bình dị mà nơi đâu ta cũng bắt gặp, nhưng hãy thử trồng hoa mười giờ vào chậu nhựa, treo lên ban công nhà bạn, sẽ thấy được hết vẻ đẹp của chúng, làm chúng ta không thể rời mắt, như một món quà dễ thương.
Cây hoa mười giờ rất dễ chịu, ít tốn công chăm sóc, dễ trồng bằng cách giâm cành, hoa ưa sáng, thích hợp với chỗ đất ráo nước và nhiều nắng, cây thường trồng tạo mảng và trong chậu treo trang trí.
Vào dịp tết hoặc thường ngày, chúng ta chỉ cần treo chậu hoa mười giờ ở chỗ có ánh sáng giúp cây quang hợp và chỗ có nắng, là thân mộng nước, ưa hạn nên chỉ cần tưới nước một tuần một lần, nên tưới nước vào buổi sáng sớm.
Cắt tỉa: Nên cắt tỉa các cành đã già, hoặc khô héo, các cành vượt quá dài, không nên để cây quá rậm sẽ phát sinh nhiều bệnh và nấm.
Phân bón: Nên bón phân Dinamic cho cây, định kỳ 1 tháng 1 lần, sau khi bón tưới nước đủ ướt đất trồng.
Cứ chăm sóc như trên bạn sẽ có chậu hoa mười giờ cho hoa quanh năm.
3. Mai địa thảo
Một loại hoa cũng không kén người chơi bởi có nhiều ưu điểm hoa có màu sắc sặc sỡ, hoa nở quanh năm, được ưa chuộng vào dịp tết bởi cái tên đẹp lạ đó là hoa Mai địa thảo.
Hoa được trồng chậu hoặc chậu treo. Cây nở hoa quanh năm, nhưng có nhược điểm chóng tàn và dễ dập nát, do đó, khi chăm sóc tưới nước không được tưới vào hoa, tuy có thể trồng trong nhà nhưng cũng cần đem cây ra sáng.
Hoa mai địa thảo mau tàn, sau khi cây ra hoa, cắt bỏ những lá già, cành lá có sâu bệnh, cắt tỉa cành nhánh, tưới nước để cây tiếp tục duy trì thêm một đợt ra hoa nữa. Không nên tưới nhiều nước làm cây ngập úng, chết.
Cây mai địa thảo rất dễ trồng, cho hoa sau 60-70 ngày, tốt nhất là sau khi hoa tàn, bạn nên nhổ bỏ, giữu lại đất và chậu, gieo trồng cây mới sẽ cho hoa đẹp hơn.
4. Dừa cạn
Cây hoa dừa cạn cũng giống như Dạ yến thảo, có 2 dạng đứng và rủ, dừa cạn rủ thường được ưa chuộng trồng chậu treo trước ban công nhà, màu sắc hoa dừa cạn rũ đa dạng từ trắng, hồng nhạt, hồng đậm, đỏ,.. sẽ tạo được sự tươi mới cho không gian ban công ngày tết..
Là loài hoa đẹp thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo. Cây có sức sống khoẻ, có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.
Cây dừa cạn rũ có thời gian ra hoa kéo dài quanh năm nên đỡ tốn công bảo dưỡng và thay cây. Nó là loài cây ưa nắng và đất có điều kiện tưới tiêu nước tốt.
Sau khi cây ra hoa chơi tết xong, cần phải bảo dưỡng để tiếp tục cho cây ra hoa, Cách kéo dài tuổi thọ của hoa là tưới nước đầy đủ ngày 2 lần, Nên phun phân dưỡng hoa kết hợp với phun Vitamin B1 và phân bón lá 20-20-20 TE để tăng tính đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ. Lặt bỏ hết lá khô vàng, cánh hoa tàn và cắt bỏ nhánh chết thường xuyên.
Cây dừa cạn bị nấm: ngọn cây hoặc ở giữa cành mà tự nhiên teo lại, kéo theo ngọn và cành đó chết nên cắt cành bị nấm đi, nếu cắt lửng lơ thì bệnh sẽ bị lây lan sang các cành khác. Một điều không kém phần quan trọng nữa là phải cách ly cây bị bệnh, tránh việc dùng tay, kéo vừa cắt cành bị bệnh xong lại cắt cành của cây khỏe là bị lây ngay. Cây hay bị thối rễ, lúc này có thể dùng phân siêu ra rễ để chữa trị.
5. Thanh tú
Sắc tím xanh trong trẻo của hoa Thanh tú đem đến cảm giác thật dịu nhẹ, mát mẻ làm vơi đi cái nắng nóng của những ngày hè oi ả. Thật tuyệt vời nếu có chậu thanh tú treo ở ban công nhà bạn, đặc biệt vào dịp tết, giúp góc nhỏ nhà bạn mới lạ hơn.
Cây thanh tú khoảng 20-30 ngày sau khi phun kích thích ra hoa, cây hoa sẽ bắt đầu phun chồi lá và nụ hoa. Lúc này cần thiết tưới nước đầy đủ và để cây cảnh nơi có đầy đủ ánh nắng.
Cây Thanh tú phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, ưa nắng sáng nhưng cũng chịu được bóng bán phần. Trồng nơi nhiều nắng thì cây càng sai hoa. Thanh tú cũng giống như các loại cây thân thảo khác, ưa Đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Muốn cho hoa lâu tàn nên phun thêm phân bón lá dưỡng hoa và cung cấp đủ nước.
Sau mỗi đợt xử lý cây cảnh ra hoa phải bón thêm phân để cây có dinh dưỡng mau phục hồi sức, nếu không bón phân kịp thời cây cảnh sẽ suy yếu dễ bị sâu bệnh tấn công và có thể bị chết
6. Lan Hồ điệp
Từ xưa nay, Lan là loài hoa được người dùng chơi phổ biến, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, Lan Hồ Điệp được lựa chọn làm hoa trang trí, quà tặng cho người thân, mang đến may mắn, tài lộc cho mọi nhà. Trang trí chậu Lan Hồ Điệp treo trước ban công nhà, trong phòng khách, để bàn sẽ làm cho không gian thêm sống động và sang trọng.
Lan Hồ điệp là loài hoa lâu tàn, nhưng chơi hết tết thì hoa cũng tàn, muốn bảo dưỡng cây nhanh lấy lại sức sống và phát triển, thì ta nên áp dụng những phương pháp chăm sóc sau:
Tưới nước
Cần tưới thường xuyên vì là lan đơn thân ko có bộ phận dự trữ nước, lá to dễ thoát hơi nước. Trong mùa mưa, mỗi ngày tưới nước 2 lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào 9h sáng, một lần vào 3h chiều. Tưới như vậy sẽ đảm bảo cây khô ráo khi trời tối vì đọng nước ở nách lá suốt đêm có thể gây ra sự thối rữa. Vào mùa nắng nên tưới cho chúng 1 ngày 3 lần.
Điều kiện thoát nước là quan trọng. Lan Hồ Điệp không chịu được độ ẩm lắng đọng vì dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Bón phân
Bón phân Stewart màu xanh 6-30-30 suốt năm 1tuần /lần với liều lượng ½ muỗng cà phê/4 lít nước.
Cắt tỉa
Sau mỗi dịp tết, chúng ta nên cắt bỏ vòi hoa, dùng kéo cắt tỉa những lá bệnh, vàng, hoặc cắt bỏ một phần lá bệnh. Sau đó chúng ta xử lí phần gốc, rễ bị hư thối bằng cách dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh, bôi vôi vào vết cắt để làm nhanh liền da cây.
Thay chậu
Khi cây đã phát triển và ra nhiều rễ, chúng ta nên thay chậu, để giúp cây không mất cân đối, rễ không bị thối. Việc thay chậu được tiến hành như sau:
- Dùng vòi nước mạnh, phun vào giá thể để thổi tróc những chất mùn lắng đọng ở đây
- Sau đó dùng kẹp gắp bỏ những giá thể có trong chậu như gạch, than vụn, nhúng chậu vào dung dịch có pha thuốc ngừa rêu (Vài giọt consan 20 trong 4 lít ). Cuối cùng rửa cây và chậu lần cuối, đặt vào chỗ thoáng mát, ẩm, phun dung dịch hocmon B1+NAN (1-2 giọt trong 4l). Một tuần sau đặt giá thể mới vào chậu.
Có thể đập bỏ chậu cũ, chỉ chừa lại những phần có rễ bám chặt hoặc ngâm hẳn chậu lan vào thuốc ngừa rêu trong 30 phút sẽ làm cho cây tróc hẳn khỏi chậu. Sau đó cột cây lan vào chậu mới, rồi treo vào chỗ thoáng mát.
Công ty cổ phần 1989 - Cung cấp dịch vụ cho thuê và bán cây cảnh văn phòng - nội thất
Liên hệ 0906776232 - Chúng tôi luôn mang đến khách hàng dịch vụ tốt nhất, rẻ nhất.
Huỳnh Thị Kiều Trang
Thứ 2 - 6
- Sáng: 07:30 - 11:30
- Chiều: 13:00 - 17:00
Thứ 7
- 07:00 - 11:30
Tổng truy cập 5,626,526
Đang online4
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn