Cách bảo dưỡng Mai và Quất sau Tết

Mai và quất tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và sung túc. Vì vậy, trong suốt những ngày Tết, trong nhà có một vài cây mai nở đúng vào giây phút thiêng liêng đón giao thừa cùng chậu quất xum xuê trước nhà là niềm hạnh phúc nhất của gia chủ trước thềm năm mới. Nhân dịp đầu năm mới, bancaynoithat.com xin giới thiệu đến quý đọc giả một số phương pháp bảo dưỡng và giữ sức cho mai và quất trong gia đình để có được một năm mới đầy may mắn dài lâu và sung túc, bình an mãi về sau.

Ngày đăng: 10-02-2017

2,615 lượt xem

Cách bảo dưỡng Mai và Quất sau Tết

Maiquất tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượngsung túc. Vì vậy, trong suốt những ngày Tết, trong nhà có một vài cây mai nở đúng vào giây phút thiêng liêng đón giao thừa cùng chậu quất xum xuê trước nhà là niềm hạnh phúc nhất của gia chủ trước thềm năm mới.

Theo quan niệm của người xưa, cây mai và cây quất không chỉ đem lại thời khắc may mắn, cát lộc trong dịp Tết mà nó còn gắn liền với cuộc sống, công danh, sự nghiệp của chính người chơi cây trong suốt một năm tiếp theo.

Do vậy người xưa, khi chơi mai và quất, thường gắn bó với cây mà mình đã lựa chọn trong nhiều năm, thậm chí cả cuộc đời. Nếu như cái thú chơi cây vào ngày Tết được quý trọng bao nhiêu thì cái thú chăm sóc cây trong suốt cả năm tiếp theo cũng không kém phần quan trọng đối với những người chơi và yêu cây.

Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhiều gia chủ hầu hết chỉ chơi trong thời điểm Tết còn sau đó có thể vứt bỏ luôn cây mà mình ưng ý, kì công lựa chọn và bỏ ra không ít tiền để có được trong những ngày Tết. Nếu xét về góc độ tâm linh thì điều này không nên làm. Còn nếu xét về góc độ kinh tế thì đây là một điều thực sự lãng phí.

Nhân dịp đầu năm mới, bancaynoithat.com xin giới thiệu đến quý đọc giả một số phương pháp bảo dưỡng giữ sức cho mai và quất trong gia đình để có được một năm mới đầy may mắn dài lâu và sung túc, bình an mãi về sau.

1.    Chăm sóc mai và quất trong thời gian chơi Tết: 

         Mai: 

+ Được trưng ở trong nhà:

-  Mai đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Khi cây lợi sức thì đưa từ từ ra nắng để cây quen dần, nó sẽ phát triển chồi, lá rất nhanh.

-  Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa nở (cả nụ còn lại) để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, các lá dù xấu cũng để nguyên như vậy.

-  Dùng 5 g urê (1 muỗng café nhỏ) pha với 10 lít nước tưới gốc cây và phun lên cả cây.

Nếu thấy cây hồi sức lại (lá xanh hơn, tược non phát triển…) thì không cần phải phun thuốc kích thích chồi lá nữa.

+ Được trưng ở hiên nhà và ngoài sân:

-  Ta có thể cắt tỉa cây, lảy hết hoa và nụ còn lại trên cây như phần cây mai được trưng ở trong nhà.

Muốn bón phân thì chỉ nên phun phân bón lá thôi còn bón gốc phải chờ khoảng 2 tuần cho rễ non phát triển mới bón được. Cũng phải xử lý thuốc trừ sâu bệnh như cây mai chưng trong nhà.

      Quất:

 Mỗi ngày dùng bình bơm nhỏ (loại có dung tích 0,5 -1,5 lít) phun.

Hoặc dùng tay rẩy nước sạch lên tán lá 1-2 lần, tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.

2.    Giữ và chăm sóc Mai và Quất chơi Tết cho Tết năm sau:

Sau Tết, bạn có thể trồng lại cây mai và quất để dành cho năm sau mà cây vẫn sinh trưởng và ra quả theo ý muốn, giúp bạn tiết kiệm tiền mua cây.

 

 

Mai

Quất

Trước khi thay đất cho chậu:

-Dùng dao thật bén gọt bỏ phần rễ già (có màu vàng sậm, khô), cạy bỏ bớt đi một phần đất trồng lâu năm.

Trước khi đưa mai vào chậu trở lại: - Kiểm tra lại các lổ thoát nước.

- Dưới đáy chậu cần lót một lớp phân hữu cơ, phủ lên trên một lớp chất trồng rồi mới đặt lại cây vào bổ sung cho đủ chất trồng, ém chặt cho cây cứng gốc.

(không để rễ tiếp xúc trực tiếp với phân)

-Đặt cây có gốc cao hơn mặt chậu để ta có vị trí cây như ý khi ổn định. (là lớp phân hữu cơ và phân tro sẽ phân huỷ một thời gian cây sẽ bị lún xuống)

 

Trước khi trồng lại 10 ngày:

dùng một trong các sản phẩm sau: - Thuốc mau ra rễ, Orgamin pha với nước sạch phun ướt đẫm tán lá và gốc cây.

Sau 10 ngày, khi các rễ mới hình thành, dùng kéo cắt 1/2 -2/3 số lá trên cây rồi tiến hành trồng, tưới ẩm như cây quất bình thường. 

Thay đất cho chậu

Thời điểm tốt nhất để thay đất cho cây là vào khoảng từ 10-20 tháng riêng âm lịch.

(Việc thay đất cho cây hay vẫn giữ nguyên chờ đến mùa mưa mới thay là phụ thuộc hoàn toàn vào thể trạng của cây)

-Nếu cây lớn trồng trong chậu nhỏ và nhất là trồng bằng tro trấu-xơ dừa: mỗi năm phải thay đất 1 lần (khi thấy rễ mai bám đầy cả thành chậu)

-Trường hợp trồng bằng đất thịt rễ chưa bám nhiều có thể hai năm hoặc 3 năm thay cũng được vậy nên tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc khi thay chậu đất,… (xem sự phát triển của cây).

Đặc biệt, khi trồng bằng đất thịt sạch sẽ giúp cây phát triển thật tự nhiên và khỏe mạnh.

Mua đất ngay!

Sau tết những chậu quất có đất chai cứng phải thay đất phân hữu cơ. Tốt nhất là đất thịt vì cho dù có rất nhiều loại giá thể trồng cây mới như xơ dừa, tro trấu nhuyễn, vỏ đậu,...

nhưng đất thịt thích hợp để trồng nhiều loại cây nhất vì đất thịt có thành phần cơ giới nhẹ, mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. 

Đặc biệt là đất thịt sạch sẽ giúp cây phát triển thật tự nhiên và khỏe mạnh.

Mua đất ngay!

Chăm sóc

- Tưới nước vừa đủ đến đáy chậu.

Luôn luôn giữ độ ẩm cho đất từ đầu năm đến cuối năm.

- Cây mai cần ánh nắng trực tiếp, thiếu nắng cây mai dễ sâu bệnh, bông ít.

- Bón phân hữu cơ: 2 lần / năm, bón phân vô cơ: 4 lần / năm. Luôn luôn giữ cho cây mai có màu xanh đậm, trẻ hóa đến đầu tháng 9 – âm lịch, điều chỉnh phân bón để cây mai chuyển lần qua màu xanh nhạt vào đầu tháng 10 âm lịch.

-Bổ sung vào gốc mai phân lân và ngưng bón phân cho đến khi trổ hoa, giai đoạn này tưới nước dưới gốc, trên lá, thân cành đủ độ ẩm.

 

Khoảng 5-7 ngày sau tiến hành:

Xới quanh gốc (cách gốc 30cm), tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5-1kg NPK 12:5:10); có thể tưới thêm nước hoặc bón phân chuồng hoai mục.

Dùng phân hữu cơ vi lượng PTS9 bón thay phân chuồng kết hợp sản phẩm Vườn sinh thái phun lướt qua khoảng 15-20 ngày/lần, lá quất sẽ dày, xanh, quả to, lúc chín quả có màu sắc tươi đẹp, lâu rụng. 

 

Tạo tán, tạo thế

 

- Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn khoảng ba tháng là có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành.

- Việc kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa.

 

Khi cắt tỉa, tạo thế phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần

Tạo nụ, quả, chồi lộc

- Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá.

Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.

- Xong các công đoạn uốn tỉa, cắt sửa là đến việc phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới:

Dùng lọai Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu nghiệm nhất. Phun thuốc này 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.

 

Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát. Cần hạn chế tối đa các lọai phân vô cơ.

 

Cần đảo quất vào trong tới hạ tuần tháng 5 dương lịch. Trước khi đảo quất, tưới đủ ẩm, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc cho phần đất gần gốc liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đánh.


Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây và đường kính tán, đường kính chậu định trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất cách gốc 60-100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bớt đất đến đường kính bầu đã định.

Trong quá trình bớt đất, cần chặt bỏ các rễ quá to; các loại rễ nhỏ, mềm quấn quanh bầu, dùng dây nylon buộc chặt. 

 

Phần xem thêm

Việc chăm sóc mai sau tết còn bao gồm cả công đoạn thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ cắn lá. Trong thời kỳ chồi đang mọc lá non cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu.

Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ. Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu.

Các công đoạn chăm sóc mai cần hoàn thành xong trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo.

Chú ý lúc cây đang hồi sức là giai đoạn bọ trĩ và nấm hồng hoạt động (lá non, trời nắng nóng) nên pha chung hai loại thuốc có hoạt chất :Hexaconazole (Anvil) Fipronil (Regent) phun lần đầu khi tược non vừa phát triển và làn sau khi lá vừa già (khoảng 20 ngày sau).

 

Muốn cây chỉ có một loại quả chín ta làm như sau:

Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm hỏng bầu trong 10-20 ngày.

Khi lá héo rụng gần hết thì đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa, kết quả đồng loạt vào tháng 7-8, chín vào dịp Tết Nguyên đán. 

Muốn cây vừa có quả chín, quả xanh, vừa có lộc hoa, sau khi đánh bầu đảo quất cần để trong bóng mát 7-10 ngày sao cho lá héo rụng bớt 1/2 thì đem trồng lại.

 Khi cây kết quả ở lứa hoa đầulứa hoa thứ hai:

-Vặt bớt 1/2 lượng quả và lá bánh tẻ, cắt ngọn non

-Bón thúc phân đạm + kali hoặc phun sản phẩm Vườn sinh thái để cây tiếp tục ra hoa, kết quả, phát lộc những lứa sau.

Vậy là cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

Kính chúc quý đọc giả có một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!


Sưu tầm và tổng hợp

Gin Rin

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html