Đá cuội trong cát ở vườn truyền thống mang phong cách Nhật Bản có thể gợi lên hình ảnh con tàu giữa biển cả đối với người này và con người bơi trong mây đối với người khác
Ngày đăng: 14-01-2015
5,942 lượt xem
Những khu vườn mang nhiều phong cách rất khác nhau, chúng chứa đựng sự huyền bí riêng đặc trưng bởi nhiều yếu tố như văn hóa, truyền thống, khí hậu,… Một ví dụ cụ thể khi nói đến khu vườn truyền thống Nhật Bản. Sự giàu có và đầy tính biểu tượng của nó hãy còn để ngỏ nhiều sự giải thích: “Đá cuội trong cát có thể gợi lên hình ảnh con tàu giữa biển cả đối với người này và con người bơi trong mây đối với người khác”.
Dưới đây là một số phong cách vườn điển hình tiêu biểu hiện nay:
1. Vườn hình học phương Tây
Xuất hiện nổi bật từ thế kỷ XV đến XVII tại các quốc gia châu Âu, trong đó phát triển mạnh nhất tại Ý & Pháp.
Một số điểm đặc trưng:
– Bố cục đối xứng
– Hành lang nước
– Hồ phun nước kết hợp tượng điêu khắc
– Các mảng cây hoa (parterre) cắt xén
– Suối nước dọc bậc thang
– Tượng điêu khắc trang trí
– Tường cây xanh
– Cây cắt xén hình học.
Áp dụng phong cách vườn hình học phương Tây hiện nay thường cho các công trình mang tính chất trang nghiêm như các công sở hành chính, quảng trường, vườn hoa trong đô thị và một số nhà ở với các chủ nhà yêu thích nghệ thuật vườn này.
2. Vườn sơn thủy Trung Quốc
Với triết lý tạo dựng mô phỏng từ những cảnh đẹp thiên nhiên và tái dựng khu vườn như những bức tranh sơn thuỷ trong hội họa Trung Hoa. Khu vườn được hình thành với các điểm đặc trưng tiêu biểu:
– Mặt nước làm trung tâm
– Sửdụng đá chặn bờ nước
– Cầu và nhà thủy tạ
– Cây và hoa có ý nghĩa trong thơ ca và hội họa: thông, trúc, mai, sen, lan, liễu, mẫu đơn…
– Nghệ thuật chơi đá cảnh
– Sử dụng trường lang và các loại cửa sổ, lỗ tường đóng mở không gian
3. Vườn Nhật Bản
Những hình ảnh và chất liệu từnghệ thuật vườn Nhật Bản từ lâu nay trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thi ết kế vườn nước ta, bởi tính chắt lọc, tinh tế và dễ kết hợp, vận dụng trong các không gian vườn, đặc biệt là những vườn vừa và nhỏ.
Vườn khô: Sửdụng các hình ảnh tượng trưng và chịu sự ảnh hưởng của Thiền nên tạo ra các khu vườn mang tính biểu tượng cao phục vụ cho việc nhìn ngắm và suy tưởng. Sử dụng chất liệu chủ yếu là sỏi, đá, rêu và một số cụm cây hoa, bonsai sắp xếp rất chắt lọc và mang tính tượng trưng như sự sắp xếp của đá trên nền sỏi được cào tượng trưng cho các hòn đảo nổi trên biển, một vài cụm cây bên cạnh các hòn đá tượng trưng cho rừng núi, các viên đá và sỏi tượng trưng cho các dòng suối, thác trong tự nhiên.
Vườn trà: Thể hiện thông qua hình ảnh của Thủy bồn, đèn đá, con đường hoặc lối đi tạo bởi các phi ến đá rời rạc và các hàng rào tre.
4. Vườn Phong Thủy Việt Nam
Với lịch sử có từ lâu đời và gắn liền với triết lý văn hóa phương Đông. Vườn Phong Thủy Việt Nam mà tiêu biểu là các vườn cung đình và nhà vườn Huế. Hiện nay, vườn theo phong cách này vẫn có thể được khai thác và áp dụng trong các khu vườn hiện đại. Tuy nhiên, việc áp dụng đòi hỏi người thiết kế và làm vườn phải có một số kiến thức cơ bản về phong thủy.
Một số đặc điểm của vườn phong thủy Việt Nam
– Nước tụ tiền đường
– Sử dụng mô hình tiền án, hậu chẫm, tả thanh long, hữu bạch hổ.
– Sử dụng hình tròn hoặc vuông
– Chơi bonsai, non bộ
– Sử dụng bình phong trong vườn Huế, sử dụng hình tượng vuông – tròn.
5. Vườn phong cảnh đồng quê Việt Nam
Đây là một xu hướng đang thịnh hành hiện nay ở nước ta, đặc biệt là miền Nam và miền Trung. Nghệ thuật cảnh quan sử dụng các hình ảnh trong thiên nhiên, các chất liệu dân dã trong trang trí sân vườn, người thiết kế mong muốn tái hiện hình ảnh hoặc gợi “hồn” về những cảnh vật thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.
Phong cách này thường được áp dụng trong các không gian sân vườn tương đối rộng như các biệt thự, khu nghĩ dưỡng, công viên hoặc không gian mang tính trình diễn như ở các hội chợ, hội hoa.
6. Vườn cảnh hiện đại
Vườn cảnh hiện đại ngày nay có khá nhiều xu hướng và thể hiện vườn tùy thuộc vào tài năng của người thiết kế.
Có một số xu hướng như:
– Sử dụng nghệ thuật sắp đặt: các thành phần đưa vào vườn được chắt lọc và hầu như không có chi tiết thừa, kiểu vườn này thường được áp dụng trong các tiểu cảnh nhỏ trang trí trong nội thất như ở sân trong, dưới gầm cầu thang, một góc trang trí ở phòng khách hoặc là sân vườn chật hẹp như ở balcony, sân thượng (Hình A).
– Hiện đại hóa kiểu vườn khô hoặc vuờn trà Nhật Bản: sử dụng các đặc trưng của vườn khô và vườn trà Nhật Bản như sỏi, đá, bồn nước, đèn đá,… theo cách thức, đường nét hình học hiện đại và thêm vào đó các vật liệu phụ từ trong dân gian nước ta như tre, trúc, bình gốm, tượng gốm,… (Hình B).
– Sử dụng đường nét hình học và các vật liệu mới trong sân vườn như kính, thép, thủy tinh, các loại sơn… và sử dụng sự tương phản, tương đồng giữa các màu sắc, các đường nét hình học quen thuộc mang đến khu vườn một phong cách hiện đại, có tính đột phá (Hình C).
Tổng hợp
Thứ 2 - 6
- Sáng: 07:30 - 11:30
- Chiều: 13:00 - 17:00
Thứ 7
- 07:00 - 11:30
Tổng truy cập 5,616,307
Đang online32
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn