Tổng Hợp Các Loại Hoa Hồng Cổ Truyền Thống Đẹp Của Việt Nam

Hoa hồng vốn luôn là loài hoa dẫn đầu về đa dạng chủng loại, màu sắc cũng như nguồn gốc xuất xứ, lai tạo. Hiện nay, ở Việt Nam, hoa hồng ngoại du nhập và dần chiếm lĩnh thị trường hoa cây cảnh khá tốt.

Ngày đăng: 17-05-2019

6,851 lượt xem

Những nghệ nhân chơi hoa thực thụ của Việt Nam dành rất nhiều tình yêu và thiện cảm cho giống hồng cổ bản địa lâu đời, bởi nét đẹp trường tồn kiêu sa, mạnh mẽ.

Công ty Cổ phần 1989 sẽ tổng hợp bộ sưu tập giống hoa hồng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam để giới thiệu đến các bạn:

1.Hoa hồng cổ Sapa

Hồng cổ Sapa là một trong những giống hoa hồng cổ quý hiếm lâu đời nhất ở nước ta. Hồng cổ Sapa được du nhập từ Pháp vào Việt Nam giữa thế kỷ 19, với điều kiện và khí hậu phù hợp, cây hoa đã được phát triển trở thành một loài bản địa của vùng đất Sapa.

Hoa Hồng Cổ Sapa

Hoa Hồng Cổ Sapa

Hồng cổ Sapa thuộc giống hồng cánh kép, màu hồng sen và có hương thơm vị trà cổ điển quyến rũ, vì vật mà hay còn được gọi là Hồng trà cổ. Cây hoa thuộc dạng thân bụi, rất sai hoa và có thể nở hoa quanh năm, thích hợp trồng ở ban công hay trồng chậu. Đối với giống hồng cổ này, người ta còn trồng để chơi gốc kiểng đắt tiền.

2.Hoa hồng cổ Sơn La

Hồng cổ Sơn La là một giống hồng cổ đã được xuất hiện từ khá lâu ở Việt Nam, được liệt vào danh sách những giống hồng quý cần được bảo vệ và nhân giống. 

Hoa Hồng Cổ Sơn La

Hoa Hồng Cổ Sơn La

Điểm nổi bật của giống hồng này là cho hoa rất sai và to, đường kính hoa đạt tới 8 – 12cm, hoa nở thành từng chùm lớn 5 – 10 bông. Hồng cổ Sơn La có hương thơm của hoa hồng truyền thống, nhẹ nhàng và thoang thoảng. Đây là cái tên không thể thiếu trong bộ sưu tập cây cảnh của “tay chơi” chuyên nghiệp.

3.Hoa hồng cổ Bạch Ho

Là một cái tên không hề xa lạ đối với người dân địa phương, được trồng rất nhiều để làm thuốc ho chữa cho trẻ nhỏ, nhiều nơi trước đây gọi tên là Hồng Bạch Ta cổ, sau để phân biệt với một số hồng Bạch khác nên người ta gọi là Hồng Bạch Ho.

Hoa Hồng Cổ Bạch Ho

Hoa Hồng Cổ Bạch Ho

Đây là giống hồng bụi, chiều cao cây từ 1,8 – 2,5m, một số nơi ở Việt Nam có thể trồng cây có kích thước lớn hơn. Cây cho hoa màu trắng, form khum, cánh tròn từ 30 – 35 cánh, phát triển tốt ở một số tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình ...

Cây hay thường gặp bệnh phấn trắng vào mùa xuân, do đó mà khi trồng bạn có thể lưu ý dùng các loại thuốc đặc trị như Anvil, Daconil, …

Xem thêm: Các loại hoa hồng Ngoại sống tốt tại Việt Nam

4.Hồng Điều cổ

Theo một số tài liệu thống kê, giống hoa hồng Điều cổ này là sản phẩm đột biến từ hoa hồng cổ Bạch ho, nhân giống vài trăm cây Bạch ho thì mới có được một cây hồng Điều. Đó cũng chính là lý do hồng Điều cổ thuộc danh sách hoa quý hiếm.

Hoa Hồng Điều Cổ

Hoa Hồng Điều Cổ

Vì là giống hồng bản địa, nên hồng Điều cổ thích nghi rất tốt với điều kiện của nước ta, hình dáng và đặc điểm hoàn toàn giống với Bạch ho chỉ khác ở màu sắc hoa.

5.Hoa hồng cổ Văn Khôi

Hồng cổ Văn Khôi là giống hồng bản địa, lúc trước chỉ có ở Cung đình Huế qua thú thưởng hoa tao nhã của các vị vua chúa, trở thành Quốc hoa thời đó.

Hoa Hồng Cổ Văn Khôi

Hoa Hồng Cổ Văn Khôi

Hồng cổ Văn Khôi còn được là hồng Cung Phủ với vẻ đẹp mềm mại kiều sa, do vậy mà giá của hồng cổ này cũng thuộc dạng đắt đỏ, thường được săn kiếm vào các ngày giáp Tết. Giống hồng cổ Văn Khôi thường được trồng ở trước cổng nhà để tăng thêm vẻ đẹp ngôi nhà, đồng thời còn thể hiện vị thế giàu có của gia chủ

6.Hoa hồng cổ Bạch Nam Định

Hoa hồng Bạch Nam Định thuộc loại cây bụi nhỏ, thân cành mảnh mai và có sắc màu hơi tím đặc trưng, là giống thuần nên không bị thoái hóa.

Hoa Hồng Cổ Bạch Nam Định

Hoa Hồng Cổ Bạch Nam Định

Hồng Bạch Nam Định thuộc dòng cổ điển, số lượng lớp cánh trung bình với các cánh hoa hơi xoăn cụp về phía sau. Hoa có màu trắng, chân cánh hơi xanh nhạt, đường kính hoa tối đa khoảng 8cm. Hoa thơm dịu nhẹ, bền lâu tàn và có hoa quanh năm.

7.Hồng cổ Son Môi

Hồng cổ Son Môi là giống hồng cổ bụi cao, hoa màu cánh sen, bông chùm lớn, hương thơm cổ điển và cho hoa dạng chùm to, nở quanh năm. Hồng Son Môi có mùi thơm dễ chịu hơn rất nhiều so với hoa hồng Vân Khôi, màu sắc nhẹ nhàng hơn so với hoa hồng cổ Sapa.

Hồng Cổ Son Môi

Hồng Cổ Son Môi

Hồng cổ Son Môi phân bố rải rác tập trung ở khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ...). Đây có thể xem là giống hoa hồng lạ và hiếm nhất Việt Nam, do vật mà giá thành để sở hữu nó cũng rất đắt đỏ.

8.Hồng cổ Tứ quý

Hồng cổ Tứ quý hay còn gọi là hồng leo Tường Vy, là dạng hồng leo có thể đạt đến 5m. Màu hoa sẽ dễ thay đổi theo nhiệt độ ánh sáng, vào mùa hè nhiều nắng, hoa sẽ có màu hồng đậm, ít nắng màu hoa sẽ nhạt đi.

Hồng cổ Tứ quý

Hồng cổ Tứ quý

Cây ra hoa quanh năm, đặc biệt hoa phát triển và nở to nhất, đẹp nhất vào mùa đông. Cây ưa nắng và cho hương thơm đặc trưng của loài hoa hồng. Trồng hồng Tứ Quý thì nên làm giàn và giá để cây leo thì cây sẽ nhanh phân nhánh và phát triển vững chắc hơn.

Xem thêm: Các loại hoa hồng leo đẹp tại Việt Nam

9.Hồng cổ Huế

Hồng cổ Huế có tên tiếng anh là Louis Philippe rose, là loại thực vật bản địa đặc trưng của Cổ đô Huế, có nơi gọi là hồng Quế Son Cổ. Cây thuộc giống hồng bụi, hoa màu đỏ, dạng bông khum, có thể nở quanh năm và hương thơm nồng nàn.

Hoa Hồng Cổ Huế

Hoa Hồng Cổ Huế

Hồng cổ Huế thuộc loại cây dễ trồng và chăm sóc, nên chăm cắt tỉa khi hoa tàn để cây nhanh lên chồi đều. Sau khi bấm tỉa từ 30 – 45 ngày, cây sẽ bắt đầu cho mùa hoa mới.

10.Hoa hồng leo Hải Phòng

Hồng leo Hải Phòng thuộc top giống hoa hồng cổ đẹp nhất Việt Nam khi sở hữu dáng hoa hồng đỏ nhung nổi bật, cánh hoa dày, cho hương thơm nồng nàn đậm quyến rũ đặc biệt.

Hoa hồng leo Hải Phòng

Hoa hồng leo Hải Phòng

Hồng leo Hải Phòng thuộc cây thân gỗ, cây có thể phân nhánh tốt lên đến 5m, cho bông to khoảng 9cm. Cây hoa có sức sống tốt, hoa nở và tươi lâu kéo dài tầm 30 ngày hơn, khi bắt đầu tàn cánh hoa sẽ không rụng mà héo dần trên cành cây.

11.Hoa hồng Tầm xuân cánh kép

Giống hoa hồng cổ Tầm Xuân cánh kép là cây thân leo, dạng bụi, tốc độ sinh trưởng cực kỳ nhanh chóng. Phần thân có thể dài trên 5m. Trên thân có nhiều gai nhọn và tua cuốn móc giúp cho thân leo bám tốt hơn.

Hoa Hồng Leo Cổ Tầm Xuân

Hoa Hồng Leo Cổ Tầm Xuân

Hồng leo tầm xuân được các nhà vườn ưa chuộng làm gốc ghép cho các loại hoa hồng khác bởi sức sống mãnh liệt của loài cây này. Hoa có màu hồng phấn, cánh kép, mọc thành chùm và có mùi thường ngọt dễ chịu, thơm rất lâu. Hồng leo tầm xuân phát triển tốt nhất khi trồng Đà Lạt, cây thích hợp khí hậu mát mẻ nơi đây.

12.Hồng cổ Tầm Xuân Bắc

So với đặc điểm của các giống hoa hồng thường gặp, Hồng Tầm Xuân Bắc khá khác biệt khi có hoa cánh nhỏ mỏng và xếp dày dặn trông như hoa đào, màu trắng tinh, hoa mọc đơn lẻ hoặc thành chùm đẹp mắt.

Hoa Hồng Leo Cổ Tầm Xuân

Hoa Hồng Cổ Tầm Xuân Bắc

Đây cũng là giống hồng cổ dạng bụi, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, chiều cao của cây từ 0,5 – 1,5m. Hồng Tầm Xuân Bắc thường nở hoa vào tháng 3 – 4 hàng năm.

Xem thêm: Đất dinh dưỡng đa năng trồng hồng

13.Hoa hồng cổ Quế

Hoa hồng cổ Quế là giống hồng cổ dạng bụi, chiều cao dao động khoảng 0,5 – 1,5m, dễ phân nhiều cành nhánh mềm, nhỏ. Hồng quế thuộc giống cây khỏe mạnh, chịu được mọi điều kiện thời tiết, phát triển và cho hoa nở rộ nhất vào mùa xuân.

Hoa Hồng Cổ Quế

Hoa Hồng Cổ Quế

Hồng cổ Quế thường có màu hồng đậm, phớt hồng, đa dạng cánh đơn hoặc kép. Cây cho bông nhỏ những nhiều, rất sai hoa, thường được cắt cành đem chưng ngày lễ Tết.

14.Hồng phấn nữ hoàng

Hồng phấn nữ hoàng là loại hồng cổ có hương thơm khá đặc biệt, hương nồng nàn, bay xa và có khả năng lan tỏa rộng. Tuy nhiên, hoa nở mau tàn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày là tàn, cánh hoa thưa không đẹp lắm trong mắt những nghệ nhân thích dạng hoa dày cánh.

Hoa Hồng Phấn Nữ Hoàng Cổ

Hoa Hồng Phấn Nữ Hoàng Cổ

Hồng phấn nữ hoàng có thân nhánh khá mảnh mai, thân cây khá nhỏ, cho dù trồng tốt thì thân hồng phấn nữ hoàng cũng chỉ to như ống hút. Nhưng lại có khả năng vươn cao cực tốt, từ 1,7 mét đến trên 2,5 mét.

Xem thêm: Đất dinh dưỡng đa năng trồng hồng

15.Hồng Đào cổ

Thoạt nhìn đầu tiên, trông hồng Đào cổ giống với Hồng leo Văn Khôi bởi màu hoa hồng phấn nhạt, tuy nhiên cánh hồng Đào sẽ có phần bẻ nhọn hơn, tạo cảm giác cánh hoa cứng cáp với dáng hoa cổ điển.

Hoa Hồng Đào Cổ

Hoa Hồng Đào Cổ

Hồng Đào cổ thuộc dạng bụi lớn, có nhiều cánh, rất dễ trồng và chăm sóc, ít gặp sâu bệnh hại. Đặc biệt, đây chính là một trong những giống hoa hồng cổ có tuổi thọ lâu đời nhất (60 năm) tại Việt Nam.

Đây là tất cả 15 loài HOA HỒNG CỔ mà chúng tôi sưu tầm được, hy vọng bộ sưu tập này có thể mang đến nguồn thông tin bổ ích cho các bạn độc giả nhé!

[MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC HỒNG TRONG CHẬU]

  1. Điều kiện sinh trưởng:

Hồng Cổ thích hợp với nơi có nhiều ánh nắng, nên lựa chọn vị trí trồng có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây ít bị sâu hại tấn công và cây ra nhiều hoa, màu sắc hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ.

  1. Đất trồng:

Kinh nghiệm cho thấy các loại đất thịt, đất pha cát, đất phù sa, đất mùn… thích hợp với sự sinh trưởng của hoa Hồng nhất. 

Yêu cầu đất trồng có 3 yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa hồng đó là tơi xốp, thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Chính vì vậy mà thị trường cho ra những loại đất trộn sẵn như đất trồng hoa hồng, Tribat, đất Miền Tây, đất Dinh Dưỡng 1989….

đất dinh dưỡng trồng hồng

  1. Phân bón:

Cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây theo định kỳ từ 1-2 tháng 1 lần, có thể pha loãng dung dịch hữu cơ tưới cho cây, rải phân chậm tan hay đơn giản và dễ thực hiện nhất là bón phân hữu cơ như: Phân trùn quếPhân bò hoaiPhân gà vi sinh 

  1. Nước tưới:

Tuy Hồng chịu nắng tốt nhưng không chịu đất khô cằn, do đó muốn cho Hồng sống tươi tốt, cần phải tưới thường xuyên và đảm bảo đất trồng hoa hồng lúc nào cũng được giữ độ ẩm.

Thường thì ngày phải tưới 2 lần: sáng, chiều suốt trong mùa nắng hạn. Nếu đất thiếu ẩm cây không sung, thân lá èo ọt, hoa không to…

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn 

Tư vấn

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html