Cách chăm sóc cây Sơn Tùng

Từ lâu, Tùng gắn liền cùng biết bao thế hệ con người từ trên những bức tranh thủy mặc “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” của người phương Đông đến những món quà đáng yêu phương Tây bên cạnh nhành cây tùng lá kim lấp lánh màu tuyết trắng, dùng để trang trí đêm Giáng sinh. Có thể nói, Tùng là một trong những loại cây đại diện cho khí chất, sự uy dũng và kiên cường khi có thể sống trên đá núi. Chính vì thế, Sơn Tùng được rất nhiều người ưa chuộng trưng trong nhà và ngoài trời.

Ngày đăng: 10-03-2016

7,940 lượt xem

1. ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CÂY SƠN TÙNG

Từ lâu, Tùng gắn liền cùng biết bao thế hệ con người từ trên những bức tranh thủy mặc “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” của người phương Đông đến những món quà đáng yêu phương Tây bên cạnh nhành cây tùng lá kim lấp lánh màu tuyết trắng, dùng để trang trí đêm Giáng sinh. 

Hình ảnh có liên quan

Có thể nói, Tùng là một trong những loại cây đại diện cho khí chất, sự uy dũng và kiên cường khi có thể sống trên đá núi. Chính vì thế, Sơn Tùng được rất nhiều người ưa chuộng trưng trong nhà và ngoài trời.

Tên khoa học:  Chamaecyparis lawsoniana ”Ellwoodii”

Họ: Cupressaceae (Họ Hoàng đàn)

Chiều cao : Khoảng từ 30 - 60 cm (có thể cao đến 1m)

Kích thước chậu: 8.5cmØ x 8.5cmH

2. HÌNH THÁI CÂY SƠN TÙNG:

Là loại cây có dạng hình tháp nhọn và bắt mắt, lá kim, xanh quanh năm.

Màu xanh của cây cũng có tác dụng điều tiết mắt khi phải tập trung làm việc quá nhiều trên màn hình điện thoại, máy tính.

Cây phát triển chậm, thường được trưng bày nhiều vào dịp lễ noel bởi cây có hình dạng của một cây thông thu nhỏ.

Tuy nhiên, đặt cây thành dãy trên lối ra vào hoặc trước cửa nhà mang đến sự sang trọng, xanh tươi cho không gian sống của quý khách.

3. Ý NGHĨA PHONG THỦY CÂY SƠN TÙNG

Cây Tùng mang sức sống cực kỳ mãnh liệt có ý nghĩa phong thủy nhiều tới sức khỏe tài lộc thịnh vượng giữ tiền và giữ của cho gia chủ .

Với những điểm nổi bật mang đầy ý nghĩa:

Cây Tùng tượng trưng khí chất người quân tử: Trong tất cả các loài cây thì rất dễ dàng bị vùi lấp trong thời tiết giá lạnh khắc nghiệt thì cây Tùng lại oai hùng ngang nhiên sống chung với giá rét thời tiết khắc nghiệt có khó khăn cỡ nào.

Tựa như người quân tử dù có khổ cực thế nào cũng vẫn kiên cường vượt qua.Ngoài ra chính vì không kén đất dù cho đất có cằn cỗi thiếu dinh dưỡng nhưng quanh năm lá vẫn xanh tươi tốt.Vậy nên cố nhân ngày xưa đã chọn cây tùng tượng trưng cho một lý tưởng xanh hóa đạo lộ. Tính chất lý tưởng tươi xanh quanh năm mang lại nét đẹp cho cuộc sống, tượng trưng cho đạo đức của người quân tử luôn mang những điều tốt đẹp cho đời.

 “Tùng xanh cốt cách thật thanh tao

Nắng hạ tuyết đông chẳng quản nào

Hổ phách ngàn năm giành thuốc quý

Bạn cùng hạc trắng với non cao”

 

Kết quả hình ảnh cho tùng người quân tử

Tùng được coi là cây linh thiêng: Theo tâm linh của những người xưa thì Cây Tùng có thể hóa nhập biến thành các con vật. Người ta còn cho rằng cây Tùng có khả năng trừ tà trừ ma bởi những con ma vất vưởng đều rất sợ cây tùng vì thể ở những bãi tha ma đều có những cây tùng.

Với những ý nghĩa sâu xa đó thì Cây Tùng giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho người quân tử, không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ, đồng thời cũng biểu trưng cho mối thâm tình giữa con cháu với ông bà, tổ tiên nên được sử dụng nhiều trong nghệ thuật.

4. VỊ TRÍ ĐẶT SƠN TÙNG THÍCH HỢP

Cây sơn tùng  thích hợp đặt ở trên bàn tiếp tân của khách sạn, bàn làm việc ở văn phòng hay thậm chí cả không gian sống của bạn. Ngoài ra khả năng hấp thụ khí độc của chúng rất cao, thì việc chăm sóc bảo dưỡng cây khá dễ dàng và không làm tốn nhiều thời gian của bạn.

5. ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA CÂY SƠN TÙNG

  • Ánh sáng: ưa nắng, cây không chịu được bóng râm, điều kiện ngập úng nên cần có đất tơi xốp, thoáng khí.

Do có lá dạng kim nên Sơn Tùng vẫn có thể sống ở nơi có khí hậu lạnh và ít nắng. Đây là điều thuận lợi cho những ai muốn dùng Sơn Tùng làm cây nội thất trưng trong nhà.

Nhưng cây sẽ chậm phát triển và lá kém xanh hơn những cây được đặt ngoài trời.

Vậy nên, mỗi tuần ta nên mang cây ra ngoài 1-2 lần, đặt dưới nắng ít nhất khoảng hơn 2 giờ.

  • Nước: Cây Sơn Tùng không có nhu cầu nước cao nhưng cũng nên tưới cho cây 1 ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần.
  • Phân bón: Không cần bón phân cho cây Sơn Tùng cách thường xuyên. Chỉ khi nào thấy đất trong chậu hết chất dinh dưỡng thì thay đất và bón bổ sung thêm phân.

Cây sơn tùng có thể sống tốt trong nhiều điều kiện trồng và chăm sóc khác nhau. Cây sơn tùng có thể trồng cắt cole hoặc cắt tỉa tạo dáng và uốn bonsai

6. SÂU BỆNH Ở SƠN TÙNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Sơn Tùng là một trong những cây rất ít sâu bệnh và ít cần được chăm sóc, ta nên đặt cây Sơn Tùng ở nơi có nhiều nắng và ánh sáng tự nhiên thì cây mới sinh trưởng tốt.

7. NHÂN GIỐNG CÂY SƠN TÙNG

Nhân giống: Có thể nhân giống Sơn Tùng bằng 2 phương pháp: chiết cành hoặc giâm cành.

Giá thể dùng để ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu. Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 20 – 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 – 50% mụn dừa. Sau đó găm cành đã chiết vào bầu đất.

Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt được độ cao từ 15 – 20 cm để đảm bảo cho việc sinh trưởng sau này. Nên giữ cây trong bóng râm từ 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu.

Chỉ mất khoảng vài phút nhưng bancaynoithat.com nghĩ bạn đã tìm ra cho mình những thông tin cần thiết nhất để hiểu thêm về cây Sơn Tùng và có thể tự tin để ẵm 1 baby Sơn Tùng về trồng, đón Giáng sinh và năm mới 2019 rồi đúng không nào?

 Hãy tiếp tục cập nhật những thông tin hay và độc đáo tại bancaynoithat.com và vattunongsan.com để biết thêm nhiều điều mới lạ nhé.

1989 JSC- Tin cực chất, xem ngây ngất!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html