Cách xử lý thủ công nhất là ngâm nước mụn xơ dừa - Xơ dừa ủ vi sinh trong 1 thời gian, những chất chát và mặn sẽ giảm bớt theo cơ chế rửa trôi hoặc pha loãng theo nước. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ chỉ rửa trôi được tanin nên chỉ thu được giá thể thô.
Đối với người Việt Nam, dừa (Cocos nucifera) là 1 trong những loại cây thân thuộc, gắn bó theo bề dày lịch sử nước nhà. Dừa không chỉ là người bạn che mát trên con đường làng, mà còn là dòng nước mát của tuổi thơ êm đềm. Cứ thế, cây dừa đi vào cuộc sống hằng ngày từ lúc nào không biết, cống hiến cả thân, lá, quả cho con người.
Xơ dừa ủ vi sinh
Dừa là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae), thân đơn trục có thể cao tới 30 m, có thể lấy gỗ làm vật dụng và củ hũ dừa làm thức ăn với hương vị đặc biệt. Lá dừa đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Lá có thể làm đồ thủ công mỹ nghệ hoặc đơn giản là nhóm bếp lửa hồng. Đặc biệt, trái dừa là phần không thể không nhắc đến bởi giá trị dinh dưỡng mang lại như protein dừa chứa các axit amin chất lượng cao, đặc biệt là nhóm B.
Trong nước dừa còn chứa nhiều loại chất khoáng trong nước dừa như kali, magie… cũng như các chất vi lượng và vitamin C. Nhân dừa non chứa nhiều enzym rất có lợi cho việc tiêu hóa, tác dụng tốt cho việc chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm đại tràng …
Cây dừa được tận dụng từ gốc tới ngọn
Cuối cùng là vỏ dừa, vỏ dừa không những có thể làm đồ thủ công mỹ nghệ mà còn là 1 nguyên liệu tự nhiên phổ biến trong ngành nông nghiệp. Có thể sử dụng vỏ dừa dưới 2 hình thức như để nguyên vỏ (thích hợp trồng lan), và tách xơ, mụn dừa làm chất trồng hữu cơ.
Nếu bạn là một người đam mê làm vườn, yêu thích trồng những loại hoa cây cảnh đẹp và lạ thì mụn xơ dừa sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho giải pháp sử dụng hiệu quả giá thể trồng.
Xơ không ngấm nước được nhiều.
Mụn dừa ngậm nước nhiều hơn và cung cấp nhiều Oxi cho cây trồng do bên trong hạt mụn dừa có chứa thành phần Oxi.
Vì thế, tùy theo nhu cầu nước của cây mà chọn xơ hoặc mụn dừa. Ví dụ: Xơ dừa tốt cho những cây cần ít nước như hồng môn, dây leo, sứ cảnh, sống đời, xương rồng. Còn mụn dừa thì tốt cho những cây cần nước như rau muống, bầu bí, các loại rau nói chung.
Tuy nhiên, xơ, mụn dừa có chứa hàm lượng chất mặn (muối natri, NaCl) và hơn hết là chất chát tanin và plolime thơm lignin với hàm lượng cao làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Ngoài ra, chúng còn khó phân hủy, gây khó khăn cho việc chế biến thành các loại giá thể khác nhau. Vì thế cần xử lý để có được loại giá thể tốt cho cây.
Cách xử lý thủ công nhất là ngâm nước mụn xơ dừa - Xơ dừa ủ vi sinh trong 1 thời gian, những chất chát và mặn sẽ giảm bớt theo cơ chế rửa trôi hoặc pha loãng theo nước. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ chỉ rửa trôi được tanin nên chỉ thu được giá thể thô.
Cách thứ 2 là ủ, phối trộn với bánh dầu, phân cá, chế phẩm sinh học trừ nấm bệnh Trichoderma.
Với cách này, cần chuẩn bị nguyên liệu sau:
- 01 bao mụn xơ dừa (loại bao tải 25-30kg)
- 50g phân Urê
- 02 kg Bột Vôi tôi
- 04 muỗng canh nấm Trichoderma
Khi đã chuẩn bị đầy đủ, ta tiến hành theo các bước:
Bước 1: Xả chát Tanin (tan trong nước):
- Cho bao mụn dừa vào thùng 100 lít, ngâm nước trong 1-3 ngày để hòa tan Tanin.
- Sau đó, xả hết nước, lúc này nước chảy ra có màu nâu sậm (màu rỉ sét).
Bước 2: Xả chát Lignin
- Cho hết mụn dừa trong thùng ra ngoài, để lấy thùng hòa tan 2 kg vôi với nước (khoảng ½ thùng). Lưu ý: Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, nên cẩn thận tránh bị bỏng
- Tiếp theo, cho mụn xơ dừa từ từ vào thùng, khấy đều. Chúng gặp nước vôi trắng đục sẽ đổi màu thành màu nâu đất và màu nước vôi cũng chuyển sang nâu.
- Đợi 5-7 ngày sau nước sẽ đục hơn rất nhiều, do lignin hòa tan trong môi trường kiềm. Lúc này tiến hành xả hết nước vôi ngâm chứa Lignin. Lưu ý sẽ có mùi đặc trưng.
Bước 3: Xả vôi
- Xả hết vôi bằng cách đổ đầy nước trong thùng rồi ngâm 24h, xả hết rồi lại tiếp tục ngâm, liên tục như thế trong 3-5 ngày để xả hết chất vôi còn lại trong mụn dừa
- Ở lần xả cuối cùng, xả hết nước và để mụn xơ dừa thoát nước trong 24h.
Bước 4: Ủ mụn dừa cùng nấm Trichoderma
Nếu thấy chúng còn ngậm nước, thì có thể dùng tay vắt ráo nước (càng khô càng tốt).
Tiếp theo, tưới hỗn hợp gồm 100g phân Urê và nấm Trichoderma hòa tan trong 3-5 lít nước lên mụn dừa. Trộn đều chúng cho tơi xốp rồi đậy kín thùng ủ.
Giữ việc trộn đều chúng 3 ngày/ 1 lần cho tơi xốp lên. Cứ như thế, sau 7 lần trộn (21 ngày) mụn dừa chuyển hẳn sang màu nâu đen. Lúc đó, ta đã có sản phẩm mụn xơ dừa qua xử lý chát.
Bên cạnh đó, để tăng độ dinh dưỡng của giá thể thì ta có thể bổ sung thêm bánh dầu, phân cá để tăng hàm lượng đạm hữu cơ, khoáng, vitamin,…
Sản phẩm mụn xơ dừa đã qua xử lý
Với sản phẩm này, cây trồng sẽ được:
- Chống nóng nhờ đặc tính ngậm nước nguyên thủy của mụn xơ dừa tươi
- Thoáng khí với chất trồng tơi xốp
- Bộ rễ khỏe, cây phát triển tốt do môi trường giàu chất dinh dưỡng
- Ít sâu bệnh vì giá thể tự nhiên và đã được xử lý nấm bệnh.
Trong điều kiện diện tích mảng xanh thu hẹp, vật giá nông nghiệp ngày càng đắt đỏ, thì việc chọn loại giá thể phù hợp ngay từ đầu là vấn đề không thể bỏ sót, để tránh “tiền mất tật mang” cây không những kém phát triển mà còn phát sinh mầm bệnh.
Chính vì thế, hãy đến công ty CP1989 để sở hữu sản phẩm mụn xơ dừa đã qua xử lý với chất lượng cao, giá cả phải chăng. công ty CP1989 - Tiết kiệm thời gian cho cuộc sống của bạn!
Xơ Dừa XD01 - Trọng lượng 6-7kg
55,000 vnđ
Vỏ Trấu Tươi VTT01 - Trọng lượng 6kg
37,000 vnđ
55,000 vnđ
52,000 vnđ
Tro đen - Tro hun Trọng lượng 6kg
30,000 vnđ
27,000 vnđ
Phân gà PG01 - Trọng lượng 8kg
Liên hệ
Thứ 2 - 6
- Sáng: 07:30 - 11:30
- Chiều: 13:00 - 17:00
Thứ 7
- 07:00 - 11:30
Tổng truy cập 5,570,252
Đang online4
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn