Xung quanh ta luôn tồn tại nhiều loại thảo dược, đơn giản chỉ là những loại rau hay gia vị. Công dụng của nó không dừng lại lại ở nhu cầu thực phẩm mà vươn xa hơn ở mức dược tính vốn có.
Ngày đăng: 17-10-2016
2,507 lượt xem
Thảo dược quanh ta: từ gia vị nhà bếp đến tủ thuốc gia đình
Cây lô hội ( nha đam) là một loại cây bản địa ở đông và nam châu Phi nhưng được du nhập vào phía tây Ấn Độ (nơi chúng được trồng rộng rãi) và các nước nhiệt đới và đặc biệt phát triển mạnh ở các nước giáp Địa Trung Hải, một loại thảo dược quanh ta.
Cây lô hội (nha đam)
Theo truyền thuyết Ai Cập thì cây nha đam được nữ hoàng Cleopatra sử dụng để có một làn da tươi tắn, mịn màng. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros dùng nha đam để chữa vết thương cho binh lính của mình trong những cuộc viễn trinh.
Công dụng trong y học và sức khỏe :
Tính sát khuẩn : Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh nhựa nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Nhựa nha đam làm dịu vết thương khi bị bỏng nhẹ hay bị côn trùng châm chích. Dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị eczema hay các mụn tróc lở, làm mau lên da non ở vết thương.
Nhuận tràng : Nha đam được biết đến với tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên cũng có thể dẫn đến bị tiêu chảy do một số tác dụng không đáng có.
Lá nha đam cắt ngang
Chăm sóc da : Lô hội-thảo dược quanh ta giúp giảm tình trạng da như vẩy nến, viêm da. Đây là một nguồn chất chống oxy hóa và vitamin giúp bảo vệ làn da. Các hợp chất trong cây lô hội cũng được chứng minh có thể trung hòa tác động của tia cực tím (UV).
Mặt khác lô hội cũng gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm :
Tiêu chảy, chuột rút, u tuyến đại tràng ( lành tính ), ung thư ruột kết khi sử dụng lâu dài (hiếm).
Cây húng quế: Tên khoa học là Ocimum basilicum L. , họ bạc hà (lamiaceae)-thảo dược quanh ta là loại cây bụi nhỏ cao 50-80cm, có mùi thơm đặc biệt.
Toàn cây chứa tinh dầu (0.02-0.08%) có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Rau húng quế được biết đến như một loại rau thơm dùng ăn kèm với một số món ăn.
Cây húng quế
Công dụng với sức khỏe :
Kích thích hấp thu, làm ra mồ hôi, lợi tiểu : Quả húng quế có vị ngọt và cay, tính mát, tốt cho thị lực. Tinh dầu trong cây húng quế có chât chống oxy hóa mạnh có thể ngăn ngừa lão hóa và chống ung thư, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, nhất là ma-giê (Mg) rất tốt cho cơ bắp và tim mạch. Khả năng dưỡng da, làm đẹp của dầu húng quế là không thể bàn cãi vì chữa trị mụn trứng cá và bệnh vảy nến rất tốt.
Cây húng quế mang lại nhiều lợi ích đến sức khỏe con người
Giúp đẩy lùi nguy cơ ung thư : Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên tạp chí Sản khoa và Phụ khoa của Đài Loan thì húng quế giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cương hệ miễn dịch.
Tốt cho xương khớp : Thảo dược quanh ta-Húng quế rất giàu Beta-caroten, điều này giúp bảo vệ tế bào biểu mô khỏi thiệt hại từ các gốc tự do, giúp phòng tránh bệnh viêm khớp.
Giảm đau đầu, chống trầm cảm : Tinh dầu húng quế cũng được sử dụng như là một liệu pháp làm nguôi đi và giảm căng thẳng cho bênh đau nửa đầu và trầm cảm. Nếu sử dụng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng này khá rõ ràng.
Cây thì là : có tên khoa học là Anethum graveolens, là một loại thảo dược lâu năm, thân thẳng đứng-thảo dược quanh ta. Cây thì là có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, nơi mà nó được sử dụng như một loại gia vị và thảo dược, sau đó nó được lan rộng ra khắp thế giới. Ở Úc và Hoa Kỳ, nó bị coi là loài xâm lấn và cỏ dại.
Cây thì là
Công dụng trong y học :
Sử dụng làm dịu tiêu hóa, đặc biệt là đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Đẩy mạnh sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú : dùng hạt hoặc lá đun sôi trong nước lúa mạch, thức uống này làm tăng sữa ở các bà mẹ cho con bú và tăng chất lượng sữa. Được coi như một loại thảo dược quanh ta.
Ở Hy Lạp, nó được dùng như một liệu pháp giảm cân kỳ diệu.
Lá cây thì là được sử dụng như một loại gia vị, lá tươi hoặc khô được sử dụng để ướp các loại thịt và cá. Hạt cây thì là là một thành phần phổ biến trong xúc xích Ý, thịt viên, bánh mì lúa mạch. Ở Syria và Lebanon, cây thì là được kết hợp với trứng, hành tây và bột mì để làm món trứng chiên được gọi là Ijjeh,…Ở Ấn Độ và Paskitan, nhai hạt thì là rang có tác dụng khiến hơi thở thơm mát.
Hạt thì là
Trong đông y, lá thì là có mùi thơm hăng hắc, hơi đắng, có vị cay, tính ấm dùng để bổ thận, mạnh tỳ, tiêu chướng, chữa đau bụng, đau răng,…
Dầu dill được chiết suất từ hạt, lá và thân cây thì là có chứa tinh dầu dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Cây ngò gai : Theo Đông y, ngò gai có vị the cay, tính ẩm, mùi thơm hắc, dùng để thông khí, thanh độc, kích thích tiêu hóa,…là loại thảo dược quanh ta dân dã.
Rau ngò gai
Ngò gai được đánh giá là chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ hoa tán, có nguồn gốc ở châu Phi. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn trên khắp vùng Caribbean, châu Mỹ Latin và vùng viễn đông. Ở châu Á, cây ngò gai được dùng khá phổ biến, trong đó có Việt Nam.
Công dụng trong y học :
Được ghi vào danh sách thảo dược quanh ta, trong y học cổ truyền cây ngò gai được dùng trong điều trị bệnh sốt và ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, co giật ở trẻ em (Honeychurch, 1980). Lá và rễ được đun sôi làm nước uống cho bệnh nhân viêm phổi, cúm, tiểu đường,…
Cây ngò gai được coi là một loại thảo dược
Chữa cảm cúm : 40g ngò gai, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g đem đi rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Đem tất cả sắc với 500ml nước đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng ngày 2 lần.
Chữa đầy hơi : Khi ăn nhiều đạm, cơ thể có thể bị khó chịu, đầy hơi. Lúc này bạn cần chuẩn bị 50g ngò gai, gừng tươi 3 lát đập dập. Tất cả rửa sạch sắc với 500ml nước, đến khi còn 200ml thì bắc ra, ngày uống 2 lần.
Ngoài ra cây ngò gai còn được dùng cho cải thiện chứng biếng ăn, làm dịu cơn đau dạ dày.
Cây hoa mười giờ : Có tên khoa học là Portulaca grandifora thuộc họ rau sam, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.Tại Ấn Độ, nó được gọi là “nau bajiya” hoặc “hoa 9 giờ” vì nó thường nở vào 9h sáng, ở Philippines nó được gọi là uru-alas, ở Việt Nam nó được gọi là hoa mười giờ vì hoa thường nở rộ vào 10h sáng.
Hoa mười giờ
Công dụng trong y học :
-Chữa bỏng nhẹ : khi bị bỏng cần ngâm vết bỏng vào nước lạnh để làm dịu vết bỏng trước. Sau đó hái nắm cây hoa mười giờ đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương, khi nắm lá ấm dần lên thì thay nắm khác, thay liên tục đến khi vết bỏng không còn nóng rát.
Cây hoa mười giờ giúp trị bỏng nhẹ
-Chữa ghẻ lở : Bài thuốc này giúp làm lành vết lở loét và giảm ngứa hiệu quả: 100gram thân, lá hoa mười giờ; 100gram lá rau sam, 100gram lá xoan tươi. Lấy các nguyên liệu trên rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. Dùng hỗn hợp bôi vào vùng tổn thương ngày 2-3 lần, bài thuốc sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục 1 tuần.
Ngoài ra cây mười giờ còn được sử dụng trong điều trị viêm gan, xơ gan cổ trướng, sưng và đau ở cổ họng, nước ép tươi của lá và thân cây được thoa ngoài da trị vết côn trùng, rắn cắn
Cây lá bỏng : Tên khoa học là Kalanchoe pinnata thuộc họ lá bỏng, được tìm thấy ở Nam Mỹ, là một loại thảo dược dân dã quanh ta. Còn có tên khác là cây sống đời, thuốc bỏng,…
Lá của cây lá bỏng
Công dụng trong y học : Cây lá bỏng được coi là cây chữa bách bệnh của người bản địa Amazon. Người Creoles dùng lá cây để chống viêm và chữa ung thư. Người Palikur trộn nước lá bỏng với dầu dừa sau đó xoa lên trán cho chứng đau nửa đầu và đau đầu.
Cây lá bỏng được dùng nhiều ở Nam Mỹ
Đối với người bản địa Siona, cây lá bỏng được làm nóng và áp chúng vào chỗ nhọt và viêm loét da. Tại Brazil, cây được coi là vị thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, chống viêm và ho,…
Trong đông y, cây lá bỏng được dùng để chữa kiết lỵ và trĩ, viêm xoang mũi,….
Cây tía tô đất : Tên khoa học là Melissa officinalis, có nguồn gốc từ châu Âu và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới.
Cây tía tô đất
Nó được trồng như một loại thảo mộc, để thu hút ong, làm thuốc và mĩ phẩm. Lá cây tía tô đất có hình dáng tương tự lá cây bạc hà. Nếu bạn chà xát lá, những ngón tay của bạn sẽ có mùi chua xen lẫn ngọt, giống như mùi chanh. Ngoài ra cây còn được dùng tạo hương cho món kem và trà thảo dược uống nóng,
Công dụng trong y học :
Mất ngủ : Một nghiên cứu cho thấy cây tía tô đất kết hợp với một số loại thảo dược khác như cây nữ lang (một loại thực vật có hoa trong họ kim ngân), hoa cúc giúp làm giảm sự lo lắng và chứng mất ngủ.
Trẻ hóa làn da : Tía tô đất thường xuyên xuất hiện trong nhiều mỹ phẩm vì cho hiệu ứng dịu nhẹ với làn da. Vào những năm 1300, nữ hoàng của Hungary đã sử dụng nó để xóa các nếp nhăn trên da. Đây cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhờ bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do.
Hỗ trợ gan : Gan giúp lọc các độc tố ra khỏi cơ thể, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Trong một số nghiên cứu đã chứng minh tía tô đất có khả năng bảo vệ gan khỏi các độc tố gây hại chi cơ thể.
Trị muỗi đốt : xay nhuyễn lá tía tô đất sau đó thoa lên da để giảm ngứa ngáy và sưng tấy do côn trùng đốt.
Tía tô đất có thể dùng làm siro.
Ngoài ra có thể dùng lá cây tía tô đất để làm siro, làm tăng mùi vị cho bánh, kết hợp với chanh để làm trà hay món kẹo có hương chanh thơm mát.
Sưu tầm và dịch
Linh Trịnh
Thứ 2 - 6
- Sáng: 07:30 - 11:30
- Chiều: 13:00 - 17:00
Thứ 7
- 07:00 - 11:30
Tổng truy cập 5,628,365
Đang online4
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn