Một Số Lưu Ý Khi Trồng Bạch Mã Hoàng Tử

Hiện nay, Bạch Mã Hoàng Tử - loại cây nội thất rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh thoát nhưng không kém phần sang trọng của chúng. Bancaynoithat.com xin chia sẻ cách chăm sóc Bạch Mã Hoàng Tử, mong rằng một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có thể chăm sóc cây tốt hơn.

Ngày đăng: 26-11-2018

5,735 lượt xem

1.Giới thiệu

Hiện nay, Bạch Mã Hoàng Tử - loại cây nội thất rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh thoát nhưng không kém phần sang trọng của chúng. Bancaynoithat.com xin chia sẻ cách chăm sóc Bạch Mã Hoàng Tử, mong rằng một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có thể chăm sóc cây tốt hơn.

cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử chi tiết

 2.Hình thái cây Bạch Mã Hoàng Tử

Bạch Mã Hoàng Tử hay còn có tên gọi khác là cây bạch mã

Tên khoa họcAglaonema Pseudobracteatum,

Họ: Araceae (ráy)

Nguồn gốc từ  vùng Châu Á nhiệt đới.

 

Bạch Mã Hoàng Tử là loại cây thân thảo mọc thành bụi, mang dáng vóc của một chàng trai lịch lãm và phong độ, ngoài ra cây còn có nghĩa là tiến nhanh, thuận buồm xuôi gió trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cây có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí, tốt cho sức khỏe.

cách chăm bón cây bạch mã hoàng tử

Bạch Mã Hoàng Tử - Bạch Mã quen với môi trường râm mát, có thể trưng trong văn phòng, phòng khách. Lá rất lâu tàn, tốc độ sinh trưởng chậm.

3.Chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử

Bạch Mã Hoàng Tử là loại cây có thể trồng chậu mà còn có thể trồng thủy canh. Mỗi hình thức trồng Bạch Mã Hoàng Tử lại mang cho mình một vẻ đẹp khác nhau.

  1. Đối với Bạch Mã Hoàng Tử trồng chậu:

+ Đất trồng: Cây thích hợp với đa số các loại đất trồng, tuy nhiên cần giữ cho đất luôn tươi xốp để cây phát triển tốt nhất.

+ Nước: Cây thích nghi tốt với nước, vì vậy thường xuyên cung cấp nước cho cây, đảm bảo độ ẩm cho đất tuy nhiên không để cây ngập úng.

+ Nhiệt độ: Thích hợp ở nhiệt độ phòng bình thường, từ 18 đến 24°C. Đặc biệt cây không thể sống khi nhiệt độ thấp hơn 13°C.

+ Ánh sáng: Cây sống tốt trong bóng râm hoặc bán bóng râm, tuy nhiên nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên.

+ Độ ẩm: Cây ưu khí hậu mát ẩm, độ ẩm trung bình.

+ Phân bón: Bón phân mỗi tháng 1 lần, sử dụng phân bón NPK là tốt nhất cho cây bạch mã hoàng tử hoặc có thể dùng viên ném tan chậm.

cách chăm sóc bach mã hoàng tử

Bạch mã hoàng tử trồng trong nước và trong chậu

  1. Đối với Bạch Mã Hoàng Tử trồng thủy canh:

Cây có thể trồng trong bình hay ly thủy tinh, chúng ta có thể nhìn thấy bộ rễ trắng muốt của chúng.

Không được thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra ngoài, khi thay nước nhớ cắt, tỉa rễ đã bị hư và thối, tránh để lá tiếp xúc với nước dinh dưỡng.

Trong quá trình phát triển, cây thường thay lá, lá cây sẽ bị úa vàng, nếu bạn không ngắt bỏ thì lá sẽ rơi vào nước, làm đục nước. Khi phát hiện nước trong bình bị đục, hoặc có sủi bọt, có thể do các nguyên nhân sau:

– Rễ cây bị thối và phân hủy

– Lá vàng hoặc một số lá còn xanh bị thối do mức nước cao, ngập cả phần thân cây.

Bạn nên xử lý như sau:

– Dùng tay tách bỏ các lá vàng hoặc lá bị thối, tỉa các rễ bị mềm nhũn. Khi tỉa bỏ các rễ bị hư nên nhẹ nhàng để không làm gãy các rễ bên cạnh.

– Dùng vòi nước xịt nhẹ lên phần rễ, phần gốc cây

– Rửa sạch bình và thay nước mới cho cây, chú ý không đổ nước ngập thân cây.

cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

4.Một số bệnh thường gặp ở cây Bạch Mã Hoàng Tử

Bạch Mã Hoàng Tử rất bóng, nên ít bị bệnh, chủ yếu là do nấm gây ra do đất và nước tưới. Cần dùng đất sạch và nước sạch, hạn chế làm trầy xước thân lá nhiễm bệnh cho cây và tỉa bỏ lá già, úa.

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá…phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng có thể gây bất lợi đến cây hoặc làm cho cây chết do mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành.

Là cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu bệnh hoặc dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh.

5.Nhân giống Bạch Mã Hoàng Tử

Bạch Mã Hoàng Tử nhân giống dễ dàng từ tách bụi, cây con mọc bên cây mẹ phải có từ 3-4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cả cây con với rễ lục bình xuống giá thể trồng.

chậu cây bạch mã hoàng tử tphcm

Cũng có thể nhân giống bằng cắt đầu cây hoặc nút của thân cây và bởi sự phân chia của chồi. Cắt  một đoạn của thân cây, sau đó đem giâm. Một thời gian ngắn, ở vị trí nút này sẽ mọc ra cây mới.

Khi chăm sóc cây bạch mã hoàng tử bạn cần chú ý không để nhựa cây dính vào tay hoặc mắt. Đây là loại cây có độc nhưng độc tính nhẹ. Cẩn thận đặt cây khi có trẻ nhỏ trong nhà.

Lý Thị Thảo.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html