Hôm nay 1989 JSC chia sẻ với quý khách ý nghĩa cây Lưỡi Hổ giá rẻ trong phong thủy cũng như cách chăm sóc cây, cùng một số loại bệnh của Lưỡi Hổ.
Ngày đăng: 24-08-2020
930 lượt xem
Cây Lưỡi Hổ để bàn giá rẻ
Cây Lưỡi Hổ là một loài kiểng lá đẹp hài hòa với mọi không gian nên được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất. Tuy nhiên, cây Lưỡi Hổ được ứng dụng nhiều nhất cho các không gian cảnh quan công cộng, sân vườn tư gia bởi khả năng hấp thụ các độc tố gây ung thư, giải phóng oxi tạo sự thư thái trong lành.
Các dòng cây Lưỡi Hổ giá rẻ trên thị trường có thể kể đến như: cây Lưỡi Hổ để bàn, Lưỡi Hổ để sàn với những loại cây Lưỡi Hổ Thái, cây Lưỡi Hổ Đỏ, cây Lưỡi Hổ Vằn, cây Lưỡi Hổ Xanh, cây Lưỡi Hổ Mini, cây Lưỡi Hổ Vàng...
Không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống như đã nêu ở trên mà Cây Lưỡi Hổ còn có một số ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cây Lưỡi Hổ trang trí không gian nội thất mang đến nhiều công dụng và may mắn bất ngờ cho người trồng.
Theo quan điểm Á Đông, cây Lưỡi Hổ tượng trương cho sức mạnh chính trực, đập tan thị phi trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ ở phương Đông mà Tây phương, Cây Lưỡi Hổ cũng mang ý nghĩa bảo vệ gia đình bình an, tránh điều xui rủi.
Lá Lưỡi Hổ mọc thẳng đứng, cứng cáp thể hiện sự quyết đoán và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Sức mạnh ý chí từ cây Lưỡi Hổ cộng hưởng với chủ nhân quyết vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Ý nghĩa cây Lưỡi Hổ trang trí nội thất
Cây Lưỡi Hổ luôn giúp gia tăng vận khí, hỗ trợ may mắn cho gia chủ, đặc biệt là mệnh thổ. Nếu đặt chậu Cây Lưỡi Hổ trên bàn làm việc sẽ cải thiện vượng khí, mang đến tài lộc và phúc khí cho người mệnh này.
Cây Lưỡi Hổ mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Ý nghĩa phong thủy của cây Lưỡi Hổ
Nếu đặt Cây Lưỡi Hổ trong nhà, bạn nên ở các vị trí như Đông, Đông Nam để phát huy tác dụng của Cây Lưỡi Hổ tốt hơn. Trên đây là những ý nghĩa Cây Lưỡi Hổ mà nhiều người có thể chưa biết đến.
Vị trí ứng dụng của cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ có hình dáng đẹp, dễ trồng, nhiều công dụng lại phù hợp mọi không gian nội thất từ phòng ngủ, phòng khách... đến văn phòng, công sở.... Chậu cây Lưỡi Hổ nhỏ để trang trí bàn làm việc, bàn học, phòng họp… vừa hút khí độc vừa tạo cảm giác thư thái, giảm stress.
Vị trí đặt cây Lưỡi Hổ tại văn phòng
Cây Lưỡi Hổ dễ phối hợp cho trang trí không gian ngoại thất: trồng bụi, tiểu cảnh... ở các khu vực công cộng, nhà máy, sân vườn… vừa để hút bụi, điều hòa không khí vừa làm đẹp cảnh quan.
Cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ
Khi mua một cây Lưỡi Hổ cần chọn cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh để sau này cây con sinh trưởng tốt hơn. Có 2 cách nhân giống cây Lưỡi Hổ là tách bụi hoặc giâm lá.
+ Tách bụi: trong qua trình thay chậu, thay đất hoặc cắt tẻ cây già có thể tiến hành tách các cây và trồng ra các chậu riêng biệt.
Cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ - Tách bụi
+ Giâm lá: Có thể tiến hành giâm lá bất cứ lúc nào trong khoảng từ mùa xuân tới cuối mùa hè.
- Bước 1: Chọn loại lá non, khỏe với màu đẹp. Cắt ngang sát gốc, chia thành các khúc dài khoảng 5cm và để nó tự liền sẹo.
- Bước 2: Tiếp theo chôn các khúc lá này xuống chậu sao cho đất chỉ lấp đầy 1/2 khúc. Yêu cầu đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt với nhiệt độ khoảng 220C. Sau đó, theo dõi chúng trưởng thành.
Cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ - Giâm lá
Việc chăm sóc cây lưỡi hổ cần quan tâm đến các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước tưới, bón phân và thời gian thay chậu:
+ Về nhiệt độ: Cây lưỡi hổ khá sợ rét vì vậy phải đặt nó ở nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không thấp hơn 130C.
+ Ánh sáng: Cần đặt lưỡi hổ ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu tới, trường hợp đặt trong bóng râm thì 10 ngày mang ra sáng 1 lần.
+ Tưới cây: Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt nhưng cũng không được để đất quá khô, khi tưới thì tưới phía dưới chậu trước rồi từ từ cao dần lên trên. Nếu mùa mưa và lạnh chỉ cần mỗi tháng tưới 1 lần.
+ Thay chậu: Vào mùa xuân, tiến hành thay chậu, tách cây khi rễ đã đầy cả chậu.
+ Bón phân: Khoảng thời gian từ mùa xuân sang hè, 1 lần mỗi tháng bón bằng phân giàu potasse.
Chăm sóc cây Lưỡi Hổ - Yếu tố bón phân
Lưu ý: Lá Lưỡi Hổ đa phần đều khá mềm và có thể uốn cong. Do đó, nếu chậu Lưỡi Hổ tỏa lá chưa ưng ý, bạn có thể nhẹ nhàng dùng dây ràng hoặc uốn lá tạo hình tán cây như bạn muốn. Một chậu Lưỡi Hổ tươi xanh sẽ mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho cuộc sống của bạn đấy.
Nhận biết các bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ
Các bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ có thể đề cập đến là Lưỡi Hổ thối rễ, úng lá; lá Lưỡi Hổ đổi màu, khô héo; cây Lưỡi Hổ với côn trùng gây hại; cây Lưỡi Hổ gặp bệnh Nấm.
Nhận biết bệnh trên cây Lưỡi Hổ
Tuy nhiên, đa số mọi người thường không biết nhận biết và xử lý các vấn đề này. Sau đây, 1989 JSC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh cây, cũng như biện pháp chữa trị, phòng ngừa.
Nhận biết các bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ
Nhận biết:
+ Rễ cây thối rữa và lá thì úng.
+ Tình trạng kéo dài tạo mùi hôi thối và cuối cùng dẫn đến chết cây.
Bệnh thối lá, úng rễ ở cây Lưỡi Hổ
Khắc phục:
+ Chậu trồng cây Lưỡi Hổ phải có lỗ thoát nước. Đất trồng cây Lưỡi Hổ phải là loại tơi xốp, giữ được ẩm nhưng thoát nước tốt như hỗn hợp đất trồng Xương Rồng. Mách bạn mẹo nhỏ là hãy thêm tro trấu và mùn cưa và khi trồng cây.
Đất trồng kiểng lá 1989 JSC giúp trồng Lưỡi Hổ trong nhà tốt hơn
+ Tưới lượng nước vừa phải cho Lưỡi Hổ, định kỳ tuần 1-2 lần hoặc khi nào cảm thấy đất trong chậu thật sự khô. Tránh đặt cây ở những nơi có mưa ngập lâu ngày, độ ẩm cao. Phần lá hay rễ nào đã bị hư thối thì cắt bỏ hết, thay đất trong chậu và tiếp tục nuôi cây.
Đất thịt tốt ngừa bệnh thối rễ ở cây Lưỡi Hổ
Xem thêm: Tiêu chí mua đất thịt trồng cây tại TP.HCM
Nhận biết:
+ lá cây đổi màu vàng nâu, hơi khô và nhăn.
+ Cuối cùng là lá khô héo do không cung cấp đủ nước cho cây.
Lá cây Lưỡi Hổ đổi màu, khô héo
Khắc phục: Loại bỏ lá bị nâu, làm ẩm lại đất xung quanh đã bị khô, cắt ngang lá ngăn bệnh lan rộng ra.
Nhận biết: Cây Lưỡi Hổ thượng bị tổn thương và rụng lá bởi rệp sáp trắng và nhện đỏ.
Khắc phục:
+ Bắt côn trùng ra khỏi cây.
+ Lau rửa lá bằng cồn, rượu, nước muối loãng.
+ Nếu tình trạng bệnh nặng, có thể sử dụng thuốc xịt muỗi ở nơi thoáng khí.
Côn trùng gây hại lá cây Lưỡi Hổ
Nhận biết: Lá cây xuất hiện màu nâu đỏ, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm và cứng lại, cuối cùng dẫn đến chết cây.
Khắc phục:
+ Giữ cho lá cây khô, giảm lượng nước tưới và cung cấp nhiệt độ lý tưởng.
Trên đây là thông tin về các bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ. Hi vọng sẽ bổ sung thêm cho bạn kiến thức cần có để chăm sóc cây Lưỡi Hổ được khỏe mạnh và xanh tốt nhé.
Bạn thích vẻ đẹp cây Lưỡi Hổ và muốn có một chậu cây Lưỡi Hổ để trang trí cho không gian thêm xanh. Nếu vậy, bạn hãy đến với 1989 JSC nhé! Công ty chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng vì:
+ Các chậu cây cảnh hay vật tư trồng cây đều có giá thành tốt nhất trên thị trường.
+ Mẫu mã chậu cây đẹp, được sản xuất từ nguyên vật liệu cao cấp.
+ Công ty có đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, am hiểu, yêu cây, nên chắc chắn sẽ cho bạn những lời tư vấn tốt nhất về loại cây cảnh văn phòng bạn muốn trồng.
+ Vận chuyển hàng trong khu vực nội thành, thỏa thuận cho vận chuyển ngoại thành.
1989 JSC - đơn vị cung cấp cây cảnh - vật tư uy tín tại Việt Nam
Trên đây là những chia sẻ về loài cây Lưỡi Hổ giá rẻ trên thị trường, cũng như cung cấp một số thông tin về bệnh cây và cách chăm sóc, khắc phục. Ngoài ra còn chia sẻ một vài ý nghĩa phong thủy của cây Lưỡi Hổ đến mọi người. Bạn có những ý tưởng nào về việc chọn mua chậu cây Lưỡi Hổ chưa?
Nếu thật sự thích loại cây này, nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua:
+ HOTLINE 090.132.7932
+ Website https://bancaynoithat.com/ để được tư vấn và có mức giá tốt nhất nhé!
Thứ 2 - 6
- Sáng: 07:30 - 11:30
- Chiều: 13:00 - 17:00
Thứ 7
- 07:00 - 11:30
Tổng truy cập 5,627,837
Đang online3
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn