Những Loại Cây Hoa Được Ưa Chuộng Chưng Tết

Hoa, tự ngàn xưa, luôn là biểu tượng của cái đẹp, của sự sống căng đầy nhựa khí. Các loài hoa, mỗi khi tết đến xuân về, cứ đua nhau khoe sắc làm cho người yêu hoa, thưởng thức hoa phải nức lòng, bối rối. Mỗi nền văn hoá, mỗi dân tộc, mỗi con người đều “kí thác” ở mỗi loài hoa những ẩn ngữ văn hoá khác nhau. Vì lẽ đó, nó “mang vác” trong mình mỗi thứ ngôn ngữ không giống nhau. Nhưng có lẽ, trong thế giới hương hoa rực rỡ ấy, hoa mai, hoa đào mới thực sự là sứ giả của mùa xuân, là nhân chứng thời gian và ước vọng của con người khi mỗi độ xuân về.

Ngày đăng: 10-01-2018

3,792 lượt xem

Những Loại Cây Hoa Được Ưa Chuộng Chưng Tết

Hoa, tự ngàn xưa, luôn là biểu tượng của cái đẹp, của sự sống căng đầy nhựa khí. Các loài hoa, mỗi khi tết đến xuân về, cứ đua nhau khoe sắc làm cho người yêu hoa, thưởng thức hoa phải nức lòng, bối rối. Mỗi nền văn hoá, mỗi dân tộc, mỗi con người đều “kí thác” ở mỗi loài hoa những ẩn ngữ văn hoá khác nhau. Vì lẽ đó, nó “mang vác” trong mình mỗi thứ ngôn ngữ không giống nhau.

Hình ảnh có liên quan

Nhưng có lẽ, trong thế giới hương hoa rực rỡ ấy, hoa mai, hoa đào mới thực sự là sứ giả của mùa xuân, là nhân chứng thời gian và ước vọng của con người khi mỗi độ xuân về.

1. Hoa mai:

Có thể nói rằng, nếu  hoa mai  là một biểu tượng của mùa xuân và văn hoá Tết của người miền Trung và miền Nam khi mỗi dịp Tết đến, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị cho mình những chậu mai với nào búp nụ nào cánh hoa bay vàng tươi rực rỡ.

Cũng theo quan niệm xưa, cây  hoa mai  tượng trưng đủ bốn đức tính quý nhất của người quân tử - bộ Tứ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí) tương ứng với chu kỳ nhú nụ - nở hoa - ra quả - kết quả.

Năm cánh  hoa mai  được xem là năm thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình. Màu vàng của  hoa mai  từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự cao quý, vinh hiển và giàu sang.

Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà  hoa mai  còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

Những đoá mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

Từ xưa, hoa mai đã được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân. Hoa mai là nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương. Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn.

Tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp, thuần khiết, mùi thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Người xưa lấy cái khí phách của  hoa mai  ví như người quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Còn vóc dáng của hoa thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) thì xem mai hoa như một biểu tượng của đạo đức và khí tiết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều).

Còn Mãn Giác Thiền sư (1052-1096), trong một bài kệ, tương truyền được viết ngay trước khi Sư viên tịch tại chùa Sùng Nghiêm, năm 1096 đã viết:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

(Cáo tật thị chúng)

Tạm dịch: Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai. Chỉ sau một đêm xuân, trước thềm bỗng xuất hiện – không chỉ một, vài bông hoa – mà là một nhành mai nhất loạt vàng bông rực rỡ. Như một sự thăng hoa tuyệt diệu, sự chuyển hoá biến đổi của đất trời.

Hình ảnh có liên quan

Có lẽ chính vì những lý do đó, nên mỗi dịp tết đến, xuân về. Gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây  hoa mai  nở rộ trong nhà. Với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc.

Xem thêm: Những Loài Hoa Tết Đẹp Mừng Xuân

 

2. Hoa đào:

Nói đến truyền thuyết về nguồn gốc hoa đào thì mỗi quốc gia sẽ có một tương truyền khác nhau cũng như ở những vùng đất khác nhau, hương sắc hoa cũng có những đặc điểm riêng, duy đều tựu chung lại, hoa đào thuộc họ Rosaceae - họ Hoa hồng.

Ở Việt Nam, tương truyền trên ngọn núi Sóc Sơn, Hà Nội có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn, hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ gần cây, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân nơi đây khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn thấy cây hoa đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy.

Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc.

Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo người dân : “Ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa”.

Do vậy, cứ đến Tết, hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây hoa đào, không chỉ để trang trí mà còn vì ý nghĩa sâu xa này.

Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Hoa đào mang hình ảnh của người con gái miền Bắc.

Với một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo e lệ, kiều diễm, sang trọng tinh tế hình ảnh cành hoa đào là một đặc trưng của ngày tết miền Bắc, và cũng là hình ảnh của người con gái dịu dàng, thủy chung, rạng rỡ.

Hoa đào với sắc đỏ thắm tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy.

Biểu tượng cho sự đổi mới, phát triển, hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới.

Hoa đào đại diện cho tình bạn thân thiết.

Bên cạnh đó hoa còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng”.

Kết quả hình ảnh cho kết nghĩa vườn đào

Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.

 

Vũ Đình Liên thì khắc khoải với thời gian mỗi độ xuân về:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Thi sĩ dân gian dù cho rất ít khi liên tưởng hoa đào với mùa xuân nhưng cũng có đôi lần vướng víu với nàng xuân:

“Rằng đây thu cúc, xuân đào

Mơ xe mận lại gió chào trăng thu” (Ca dao)…

Đó cũng là sự thể hiện trên các bức tranh tứ bình: “đào - sen - cúc - tùng” tượng trưng cho bốn mùa trong năm: “xuân - hạ - thu - đông”.

Như một sự kết nối nhân duyên, hoa đào, mùa xuân, ngày Tết và con người đã trở thành một mô típ đặc biệt, thể hiện mối quan hệ biện chứng của mạch nguồn cảm xúc; vẻ đẹp trường tồn của mối giao hoà giữa thiên nhiên, đất trời và lòng người (thiên - đại – nhân) trong văn hoá Á Đông.

Có thể nói rằng, nếu  hoa mai  là một biểu tượng của mùa xuân và văn hoá Tết của người miền Trung và miền Nam thì hoa đào lại là biểu tượng của trời xuân xứ Bắc.

Kết quả hình ảnh cho mai đào ngày Tết

Mai và đào đều là hai loài hoa tinh khiết, quý hiếm trong muôn loài, tượng trưng cho sức sống kì diệu của thế giới loài hoa giữa trời xuân, lại có hương thơm nhẹ nhàng thanh thoát, hợp với không khí đầm ấm gia đình hạnh phúc của người đang rạo rực vui xuân.

Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thắm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang. 

Hoà theo dòng chảy của thời gian và cuộc sống, sự kết hợp giữa thiên nhiên, con người và vạn vật, chen lẫn hương sắc của đào đỏ mai vàng, mỗi cành đào ngày xuân đã làm rực sáng lên một mảng màu văn hoá đặc trưng trong tâm hồn Việt.

xem thêm: Cúc Mâm Xôi Vàng - Cây Hoa Ngày Tết

Sưu tầm và tổng hợp

Gin Rin

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html