Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Thủy Canh Để Bàn | Bán Cây Nội Thất

Việc trồng cây thủy canh để bàn rất dễ dàng và không cần quá nhiêu thời gian. Tuy nhiên người trồng cũng cần để ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây để có một cây để bàn đẹp nhất.

Ngày đăng: 13-08-2017

5,339 lượt xem

Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Thủy Canh Để Bàn | Bán Cây Nội Thất

Việc trồng cây thủy canh để bàn rất dễ dàng và không cần quá nhiêu thời gian. Tuy nhiên người trồng cũng cần để ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây để có một cây để bàn đẹp nhất.

Thủy canh là loại cây không cần đất, có nước là có thể sống được. Nước thì khá nghèo dinh dưỡng nên cần chú ý những yếu tố sau đây

=> Mua cây thủy canh để bàn

1.     Cách thay nước

Cây thủy Canh

                                                             Cây Thủy canh

Thay nước là việc làm quan trọng nhất và phải định kì theo lịch để cây không bị héo hay chết úng.

Nước trồng cây thủy canh phải là nước sạch không có các tạp chất như : phèn, vôi, không mặn , không clo.

Nếu sử dụng nước máy thì nên để khoảng một vài ngày để clo bay hơi và các tạp chất lắng xuống không ảnh hưởng tới dinh dưỡng của cây.

Sử dụng nước máy, nước thiên nhiên là tốt nhất cho cây thủy canh để bàn, vì những hợp chất dinh dưỡng tự nhiên cây cần sẽ không có trong nước qua xử lý.

Tùy vào thời tiết mà ta có khoảng thời gian thay nước khác nhau, vào mùa khô ta thì khoảng 4-5 ngày thay một lần còn vào mùa đông thì khoảng 8-10 ngày.

Trong trường hợp cấy bị úng nước, rễ bị thối bạn phải thay nước ngay lập tức và cắt bỏ những phần rẽ thối đi. Cắt bỏ những rẽ già và rửa sạch rễ khi thay nước sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

=> Bảng giá thuê / bán cây nội thất

2.     Bón phân

Cây thủy canh

                                                           Cây Thủy canh

Cây thủy canh sống trong nước và không cần đất nhưng cây cũng cần có dinh dưỡng để tổng hợp và trao đổi chất.

Việc bón phân rất quan trong vì nếu bón quá nhiều sẽ dẫn tới cây bị héo, thối rễ, cháy lá…

Dùng các loại phân bón lá như đạm, lân, kali hay hiện nay trên thị trường có loại NPK, pha thanh dung dịch rất loãng rồi xịt lên lá, nếu muốn bộ rễ phát triển thì dung urê nhưng pha thật loãng (0.1%) vì urê làm cho cây bạo phát bạo tàn.

Khi bón phân cần chú ý đến hiện trang cây, nếu cây xanh tốt thì không cần bón quá nhiều giữ ở một liều lượng vừa phải.

Có thể dùng các loại phân kich thích ra rễ, lá… để có hình dạng cây như mong muốn.

3.     Cắt tỉa cây thủy canh

Trồng cây thủy canh

                                                             Trồng cây thủy canh

Cây thủy canh không có quá nhiều cành và lá nên việc cắt tỉa cũng không cần nhiều công sức và thời gian.

Khi rẽ cây bị thối thì nên cắt tỉa những phần rễ thối một cách cẩn thận nhẹ nhàng, cắt tỉa những lá vàng úa tránh làm rách lá gãy cành.

Có thể cắt hết lá để cây ra lá mới xanh tươi hơn nhưng nến để ý đên dinh dưỡng cho cây.

4.     Bình đựng – trồng cây thủy canh

Bình trồng cây thủy canh

                                                    Bình trồng cây thủy canh 

Bạn có thể chọn bất cứ loại bình nào đựng được nước để trồng cây nhưng để có thể quan sát và chắm sóc cây tốt hơn thì nên chọn loại bình thủy tinh trong suốt.

Bình thủy tinh trong suốt bạn có thể quan sát được nước và rễ cây, nếu có sự bất thường xảy ra có thể phát hiện và khắc phục.

Tùy theo loại cây mà ta chọ bình phù hợp với kích thước. có thể trang trí thêm cá, đá vào bình cho thêm sinh động và bắt mắt.

Thịnh An Gia chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê và bán cây cảnh - nội thất

                                      

      0906776232 - 0932 032 877 - 0901 32 79 32 

 

Nguyễn Quang Trãi

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html